Với xe ô tô, xe máy

Trong cuộc sống hiện nay, việc sở hữu một chiếc ô tô gần như là đương nhiên. Để có được kiến thức chi tiêu thông mình trong lĩnh vực này, nhata.net xin gợi ý cho bạn một số kiến thức liên quan:

Kiến thức bảo dưỡng ô tô:

Để xe đi mãi vẫn như mới thì phải tuân thủ bí quyết: Sau 5000 Km thay dầu động cơ. Thay lọc gió sau 10.000 Km; vệ sinh van kết lưu sau 20.000 Km; vệ sinh kim phun nhiên liệu sau 30.000 Km; thay chất chống đông sau 40.000 Km; thay bugi sau 50.000 Km; thay dầu phanh sau 60.000 Km; thay dầu hộp số sau 80.000 Km; thay dây Curoa sau 100.000 Km; còn có tiền thì thay xe mới luôn.

Mua xe cũ:

Cũ là cũ đều, không có mới cũ bất thường.

Với xe ô tô cũ đã sử dụng trên 15 năm thì việc đầu tiên cần xem xét là máy móc và gầm.

Đối với xe có tuổi đời từ 7 đến 15 năm thì ưu tiên kiểm tra xuất xứ, rồi quan sát chỉ số công tơ mét (hãy cảnh giác vì người bán xe có thể thay đổi chỉ số công tơ mét). Tiếp theo đánh giá nội thất xe, tiếp đến kiểm tra máy móc và gầm.

Đối với xe có tuổi dưới 7 năm, đầu tiên bạn cần kiểm tra xuất xứ xe, lí lịch chủ sử dụng xe, kiểm tra các chi tiết nội ngoại thất…

Sự giữ gìn của chủ xe:

  • Dầu trong xe có đủ và sạch có độ nhớt.
  • Xe bỏ ngoài trời nhiều, bề mặt trên của táp-lô  bị bạc màu.
  • Dè chắn bùn hay các mép gấp ở khung cửa ra vào hay sườn hay cửa kính và những khe ráp nối các tấm vỏ là những chi tiết dễ bị đọng bùn bẩn, nước sẽ bị hoen rỉ đầu tiên.
  •  Xoay vô lăng nhiều lần theo nhiều hướng khác nhau để xem vô lăng có bị phát ra âm thanh lạ như tiếng rít hoặc tiếng cọt kẹt hay không. Nếu có nghĩa là chủ xe sử dụng xe rất nhiều và ít bảo dưỡng.

Các chi tiết chứng tỏ rằng xe đã có tần suất phục vụ quá nhiều:

  • Cánh cửa bên tài là nơi mở nhiều nhất: Mặt bên trong của móc tay nắm cửa cạnh ghế lái xuất hiện vết mòn. Ngàm trên cánh cửa cạnh ghế lái và chốt cửa trụ B mòn nhiều.
  • Kiểm tra độ rơ của cửa bằng cách dùng hai tay đỡ cánh cửa rồi tạo ra lực đẩy-kéo vừa đủ theo hướng lên trên và xuống dưới. Xe ít sử dụng thì hầu như không có độ rơ. Một số xe cũ, khi thực hiện kiểm tra có tiếng kêu phát ra. Nguyên do là cao su đệm (nhựa) bị mòn. Cửa lái của một số xe khi dùng lâu thì lúc mở ra hết và đóng lại sẽ bị xệ.
  • Độ gắn kết tay cầm với cửa xe giảm
  • Vô-lăng hiện rõ những vết mòn, bong tróc màu.
  • Nệm mút của ghế lái sẽ bị lún hơn thậm chí là bị bẹp.
  • Ổ khóa bị rơ lỏng vặn không trơn tru, chìa khóa đã mòn.
  • Cầm cần số lắc qua lại rãnh số “0”, nếu hành trình ngắn chứng tỏ độ “rơ” ít và đây có thể là chiếc xe còn tốt.
  • Đánh giá xe chạy nhiều ít: Chỉ cẩn 10s để nhìn vào nắp cổ bô là đánh giá chính xác 100%, chưa đi km nào sẽ sáng trắng, xe đi nhiều từ 15-20 vạn cổ bô sẽ có màu tím chuyển sang đen

Kiểm tra sửa chữa, thay thế, va chạm, tai nạn:

  • Lớp sơn xe nguyên bản và không có trầy xước hoặc trầy xước không đáng kể chứng tỏ chiếc xe được sử dụng cẩn thận và gần như chưa va chạm. Nhìn ở góc 45 độ để nhìn thấy các bụi sơn li ti, các vết sơn chảy bám trên bề mặt, độ mịn thay đổi, sáng hơn tối hơn.
  • Nếu trên taplo có vết xước, chứng tỏ chủ xe đã cho thay kính. Kính xe zin phải có logo và các thông số rõ nét, đồng nhất với toàn bộ kính khác. Kính đã bị thay thế thì năm sản xuất của kính sẽ không đồng nhất với năm sản xuất của xe. Kính thay không chính hãng sẽ không có logo của nhà sản xuất.
  • Quan sát các khe ráp nối trên thân (khe hở giữa cánh cửa, khe capo) không khớp, kích thước khe hẹp rộng không đều, lệch lạc và vênh nhau chứng tỏ xe đã từng được tháo các bộ phận thân vỏ.
  • Xem các lốp xe có nằm trên trục không? Các lốp xe khi đứng yên mà trục trước sau không thẳng hàng chứng tỏ xe đã có sự ảnh hưởng đến khung gầm. Và đây là hệ quả của những va chạm mạnh ảnh hưởng đến kết cấu xe.
  • Kiểm tra độ trơn tru của kính khi lên xuống, khung kính phải khít, không bị vênh váo.
  • Chắn bùn, cản trước sau  làm tự vật liệu nhẹ nên sẽ bị nứt vỡ nếu xảy ra va chạm.
  • Kiểm tra nắp ca pô, cửa, cốp sau... quan sát khung xương, chú ý từng con ốc xem đã bị tháo hay chưa, mặt trong có vết sần sùi và không tương đồng với màu sơn chung...  Nếu không  tai nạn thì không có lý do tháo ốc vít ra.

cách kiểm tra nắp ca pô, kinh nghiệm kiểm tra xe ô tô cũ

Thực hiện các thao tác với nút bấm bên trong xe: Điều khiển điều hoà, cần gạt, điều chỉnh cửa lên xuống… Đánh giá việc xem các tính năng có hoạt động tốt không? Điều hoà có đủ độ mát hay không?

Kiểm tra khoang máy:

  • Trước khi nhìn vào bên trong xe, hãy cúi đầu xuống để kiểm tra mặt đất bên dưới gầm xe để xem xem có các điểm, giọt hay vũng nước mới nào hay không. Xác định chất lỏng rò rỉ: hệ thống làm mát, bộ lái điện, truyền động... Chất lỏng màu đen đa phần là dầu cũ, caramel là màu của dầu tươi, dầu phanh hay hệ thống lái. Chất lỏng màu xanh hay cam có thể là nước làm mát... đều là dấu hiệu của những vấn đề lớn. Nếu người bán xe đã tân trang dọn dẹp cả khoang động cơ. thì phần dưới bụng chiếc xe thường sẽ được bỏ qua vì đây là vị trí rất khó để quan sát. Bạn có thể tập trung nhìn vào các đường bụi bẩn nhất định và các điểm đốm có thể cung cấp thông tin về sự rò rỉ. Nếu không có hiện tượng rò rỉ, nhỏ giọt… bạn có thể bắt đầu cảm thấy tự tin về chất lượng xe.
  • Quan sát két nước có đủ nước làm mát hay không? Két nước có xuất hiện các vết bảm trong bình hay không? Đây là dấu hiệu cho thấy mức độ chủ xe quan tâm đến bảo dưỡng xe ra sao.
  • Ốc còn zin thì lớp sơn trên ốc không bị mất hoặc trầy xước.
  • Với các dòng xe máy dầu, việc kiểm tra hơi thừa sẽ dễ dàng hơn. Bởi máy thường chạy mạnh, luồng hơi thừa nhiều nên dễ cảm nhận. Để kiểm tra hơi thừa chỉ cần để máy chạy, mở nắp dầu động cơ và đặt tay lên miệng nắp. Nếu thấy hơi đẩy lên tay không có vương các luồng khói đen thì có nghĩa là máy xe vẫn ổn.

Nổ máy, lái thử:

  • Nổ máy, đề vài lần, lắng tai nghe tiếng máy nổ. Xe tốt có tiếng máy nổ êm, không có tiếng gõ hoặc tiếng nổ khác.
  • Khả năng tăng tốc, khả năng khởi động và màu khói xe màu nâu nhạt là động cơ đang hoạt động tốt, bất thường (đen hoặc trắng)… có thể là dấu hiệu của việc động cơ xe đã xuống cấp
  • Khởi động kém, đánh lái nặng, phanh không ăn.
  • Khi vào số có tiếng kêu bất thường
  • Chạy thử vào đường bê tông để kiểm tra độ ồn. Đi vào đường đường dằn xóc để kiểm tra khung gầm và đi trên đường cao tốc để thử cân bằng xe. Test ở tốc độ cao 80-120km/h trong tối thiểu 30ph để đảm bảo xe hoạt động tốt ổn định. Trong trường hợp không thể kiểm tra đầy đủ trên 3 dạng địa hình này, bạn đi trên địa hình sẵn có (cố gắng chọn địa hình hỗn hợp) từ 3 đến 10 kilomet để kiểm tra độ bền kết cấu của xe cũng như kiểm tra thêm về động cơ xe.
  • Trường hợp xe bị đâm phía trước thì không chỉ ảnh hưởng đến động cơ mà còn khiến hệ thống lái mất ổn định, tay lái có thể bị lệch, rung, nặng hơn hoặc nhẹ hơn bình thường.
  • Thử nhiệt động cơ. Khởi động máy xe và để máy nổ trong khoảng thời gian 10 phút (lưu ý không sang số và không dùng máy lạnh). Nếu xe ít sử dụng thì lượng nhiệt tỏa ra rất ít và máy xe thường chỉ hơi ấm, còn ngược lại, nếu động cơ ô tô bị nóng thì nghĩa là xe chạy rất nhiều và máy xe đã xuống cấp.
  • Bật điều hoà thời gian dài để có thể test chính xác. Thử chuyển sang nhiều chế độ khác nhau để kiểm tra hiệu quả làm việc. Lắng nghe âm thanh khi điều hoà hoạt động. Nếu điều hoà có tiếng kêu lạ, ồn nhiều, làm mát chậm, có mùi hôi… nghĩa là đang bị trục trặc.

Kiểm tra ngập nước:

Dựa vào các dấu hiệu sau đây:

  • Nhìn chân hộp số và cổ bô. Xe còn mới mà chân cổ bô có dấu hiệu bị vặn ra/ bị thay mới thì đã bịC ngập nước
  • Kéo hết dây đai, có dấu hiệu gợn gơn của nước, sẽ không thể làm hết được
  • Xem các mạch điện, bị hoen ố màu vàng vàng
  • Cúi sâu xuống gầm, quẹt tay vào thảm sàn, nếu có mùi khẳn khẳn thì có thể đã bị

Đánh giá tình trạng mới của lốp xe cũng tiết giảm được một khoản chi phí sau mua.

Tự sửa chữa bảo dưỡng, tránh tổn phí nhiều triệu đồng (theo CRC Việt Nam):

Lọc không khí mua và tự thay.

Làm sạch cảm biến không khí nằm ngay phía sau đề: Sử dụng chai CRC Mas Air Fllow Sensor Cleaner của Mỹ xịt trực tiếp.

CRC 05110 Mass Air Flow Sensor Cleaner - 11 Wt Oz. 11 Ounce | eBay

Tự thay thế ắc quy.

Tự thay dầu.

Tự thay bugi.

Làm sạch buồng đốt, kim phun, supap và bugi, hệ thống nhiên liệu, sử dụng chai CRC 1 Tank Power Renew đổ trực tiếp vào bình nhiên liệu.

CRC 1-Tank Power Renew Gasoline - Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng | Lazada.vn

Thay lọc điều hòa sau hộc đựng đồ.

Tự thay gạt mưa.

Các tình huống khi tham gia giao thông:

Ngày 30/11/2018.Bộ Công an công bố đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp phản ánh thông tin về những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng của Cán bộ chiến sĩ Công an đến số điện thoại 069 234 2593.

Hiện mọi mức xử lý đang được thực hiện theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Xem chi tiết tại đây  và NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HÀNG HẢI; GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT; HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG Số: 123/2021/NĐ-CP, xem chi tiết tại đây

Với CSGT:

4 trường hợp CSGT được dừng phương tiện:

  1. Trực tiếp hoặc thông qua thiết bị nghiệp vụ phát hiện vi phạm
  2. Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát theo chuyên đề
  3. Có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền về việc dừng phương tiện
  4. Tin báo, phản ánh, tố cáo về vi phạm của người và phương tiện

Cách hành xử khi bị dừng xe:

  • Cầm điện thoại quay/ nhờ bạn khác quay, cố tình để CS biết.
  • Nhìn biển tên và chào to rõ:" chào anh .... mang số hiệu...." / hoặc chào đại úy....
  • Check lỗi: Cho tôi xin hình ảnh vi phạm/ máy bắn tốc độ tem kiểm định...

Nhiều CS ra đường không có Kế hoạch tuần tra làm việc không có chốt nhưng vẫn làm (80%), nên sẽ không có biên bản, hoặc biên bản không có dấu đỏ, thấy người hiểu luật sẽ không dám lập biên bản dù bạn có bị thiếu hoặc sai gì đó

6 loại vạch kẻ đường, mức phạt:

Theo quy chuẩn 41/2019 về báo hiệu đường bộ của Bộ GTVT ban hành, vạch để phân chia các làn đường khác nhau, có màu trắng hoặc màu vàng.

  • Vạch trắng nét đứt: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều. Xe được phép chuyển làn.
  • Vạch trắng nét liền: Cũng dùng để phân chia các làn xe cùng chiều, tuy nhiên không được đè lên, chuyển làn.
  • Vạch vàng nét đứt: Vạch phân chia 2 làn xe ngược chiều nhau, phương tiện được phép cắt qua
  • Vạch vàng nét liền: Phân chia 2 chiều xe chạy, bố trí khi không đảm bảo tầm nhìn có nguy cơ tai nạn đối đầu, không được đè hoặc lấn làn.
  • 2 vạch vàng //: Vạch chia 2 chiều trên đường quốc lộ, tốc độ chạy xe trên 60km/h, không được phép lấn đè
  • 2 vạch trắng ///: Vạch chia 2 chiều trên phố, không được phép lấn đè

Khi đè VẠCH LIỀN là phạm lỗi KHÔNG CHẤP HÀNH HIỆU LỆNH CHỈ DẪN CỦA BIỂN BÁO HIỆU VẠCH KẺ ĐƯỜNG ( không phải các lỗi như không đi bên phải dẫn làm làn sai làn..)  và mức phạt Theo Nghị định 123 (hoặc Nghị định 100/2019)  là 300-400K (4B), 100-200K (2B).

Khi bị dừng xe vì lỗi quá tốc độ bộ:

  • Tài xế được quyền yêu cầu và CSGT không được phép từ chối cung cấp hình ảnh kết quả vi phạm, hoặc xem tại chỗ, hoặc nếu chưa có thì phải cung cấp hình ảnh kết quả khi xử phạt tại trụ sở
  • Lưu ý trên kết quả có các đặc điểm sau đây: có hiển thị tốc độ xe chạy, điểm ngắm thể hiện bằng dấu chấm đỏ phải đúng trên xe, có ngày giờ , phải có điểm giằng với khung cảnh thực tế, hiển thị rõ biển số xe vi phạm, tọa độ nơi chụp hình
  • Máy bắn tốc độ phải có tem kiểm định giấy chứng nhận kiểm định còn thời hạn

Quyển công dân khi quay video giám sát lực lượng chức năng:

Là việc được Pháp luật cho phép, căn cứ:

  1. Khoản 2 điều 8 Hiếp pháp 2013 quy định; CQNN, CB, công chức, viên chức phải tôn trọng ND, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của ND, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.
  2. Điều 2 Luật giám sát số 67/2015/QH-2013: Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động củ CQ, TC, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo hiến pháp và pháp luật...
  3. Điều 8 Luật công chức số 22/2008/QH12: Tôn trọng ND, tận tụy phục vụ ND, liên hệ chặt chẽ với ND, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của BD.
  4. Khoản 3 điều 4 Luật CAND số 37/2018/QH14: Hoạt động của CAND phải tuân thủ Hiến pháp và Pháp luật, cấp dưới phục tùng cấp trên, dựa vào ND và chịu sự giám sát của ND, bảo vệ lợi ích của NN- quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.
  5. Điều 11 tại Thông tư số 67/2019/TT-BCA: Hình thức giám sát của ND: Thông qua tiếp xúc giải quyết với CB, CS, thông qua thiết bị ghi âm ghi hình hoặc quan sát trực tiếp, nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau: Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của CB, CS; Ngoài khu vực đảm bảo trật tự ATGT.

Khi quay nên cụ thể chi tiết:

  • Thời gian, địa điểm dừng xe, họ tên số hiệu CAND người dừng xe và những người trong tổ công tác. Trong trường hợp diễn biến quá nhanh chưa kịp ghi hình ghi tên số hiệu thì nhanh chóng ghi hình biển số xe LLCN đang đi làm cơ sở để xác minh làm rõ sau này.
  • Nên quay trong suốt quá trình làm việc, nhất là thời điểm bị dừng phương tiện và CB thông báo lỗi- vì là mấu chốt để căn cứ khiếu nại tố cáo việc làm sai Luật nếu có
  • Mọi lời nói, cử chỉ của CB tổ công tác thiếu chuẩn mực không đúng với điều lệ ngành, với quy định của Pháp luật đều là căn cứ có lợi cho người tham gia giao thông khi khiếu nại tố cáo hoặc khởi kiện ra tòa.
  • Tuyệt đối không dùng lời lẽ lăng mạ, xúc phạm, vu khống... không có hành động chống đối, lời lẽ khiêu khích, thách  thức LLCN.

Trường hợp LLCN yêu cầu bàn giao lại video đã quay, thẳng thắn hỏi tên- số hiệu của người yêu cầu, vì Điều 21 Hiến pháp 2013 quy định:

  • Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình.
  • Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín... không ai được bóc mở kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thực trao đổi thông tin riêng tư khác
  • Việc muốn thu giữ, khám xét điện thoại của người được cho là vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông là không hề đơn giản, phải có văn bản của cấp có thẩm quyền, nếu không có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 Các lỗi vi phạm bị tạm giữ xe theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

Căn cứ Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, việc tạm giữ phương tiện chỉ được áp dụng trong trường hợp thật sự cần thiết. Cụ thể gồm 03 trường hợp sau:

  1. ngăn chặn ngay hành vi vi phạm giao thông/
  2. Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt.
  3. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt với hình thức phạt tiền cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm nộp phạt xong.

Thời gian tạm giữ tối đa là đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt, khi vi phạm vào 1 hoặc hơn các trường hợp sau đây:

  • Đi ngược chiều/ lùi xe trên đường cao tốc;
  • Điều khiển xe mà nồng độ cồn vượt quá 50 miligam /100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam /1 lít khí thở; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, chất ma túy của người thi hành công vụ;
  • Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có ma túy;
  • Không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng;
  • Có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng;
  • Không đủ hệ thống hãm hoặc có đủ hệ thống hãm nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật;
  • Sử dụng Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe;

Khi tạm giữ phương tiện, bắt buộc phải lập biên bản. Trong đó phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của phương tiện bị tạm giữ, phải có chữ kỹ của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm…Đồng thời, khi phương tiện bị tạm giữ, chủ phương tiện phải trả chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản phương tiện… trong thời gian phương tiện bị tạm giữ.

Các lỗi vi phạm bị tạm giữ GPLX theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

Việc tạm giữ Giấy phép lái xe chỉ được áp dụng trong các trường hợp thật cần thiết theo khoản 2 Điều 82 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP:

  • Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
  • Để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính còn đề cập đến việc tạm giữ giấy phép để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội... Người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ sau cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt theo thứ tự:

  • Giấy phép lái xe;
  • Giấy phép lưu hành phương tiện;
  • Giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện.

Thời hạn tạm giữ Giấy phép lái xe là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ thực tế. Đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh thì có thể kéo dài thời hạn nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ.

Trình tự khiếu nại:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 7 Luật khiếu nại năm 2011

  1.  Khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
  2. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
  3. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”

Ngoài ra, trên cổng thông tin điện tử của cục CSGT đã niêm yết công khai số điện thoại trực ban nhận phản ánh tiêu cực tham nhũng của lực lượng với số: 06923 42593 , khi đó, bạn hãy gọi để phản ánh và khiếu nại nếu cho rằng xử  phạt sai quy định.

 Mức phạt một số lỗi cơ bản:

1. Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với ô tô

  • Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm i Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng (Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP);

  • Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h (Điểm a Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h (Điểm c Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Lỗi đi vào đường cấm, khu vực cấm:

Đường cấm là tuyến đường không cho phép một, một số hoặc toàn bộ các loại phương tiện tham gia lưu thông.

Đường cấm được chia làm hai loại, gồm đường cấm theo giờ và đường cấm theo phương tiện.

Xe ôtô đi vào đường cấm, khu vực có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển sẽ bị phạt hành chính từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị tước giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.

Để nhận biết đường cấm, người điều khiển cần chú ý quan sát nhóm biển báo cấm  có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.

Lỗi cấm rẽ:

Trước đây, theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ – CP ô tô đi vào biển cấm rẽ trái sẽ bị quy về lỗi đi vào đường cấm, khu vực cấm.

Tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP với các hành vi nêu trên sẽ bị xử phạt về lỗi "không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu".

Căn cứ Nghị định 100/2019 và Nghị định 123/2021, từ ngày 1/1/2022, Mức phạt đối với người điều khiển xe ôtô và các loại xe tương tự xe ôtô: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng

Lỗi đi ngược chiều:

Được xác định khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Đi ngược chiều của đường một chiều.
  • Đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều".

STT

Phương tiện

Mức phạt Nghị định 100 (đang có hiệu lực)

Mức phạt Nghị định 46 (đã hết hiệu lực)

1

Ô tô

03 - 05 triệu đồng 800.000 - 1,2 triệu đồng

Ngoài ra, người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm lỗi này còn bị tước Giấy phép lái xe 01 - 03 tháng.

Phân biệt lỗi SAI LÀN và KHÔNG TUÂN THỦ VẠCH KẺ ĐƯỜNG:

Thế nào là đi sai làn đường?

Theo QCVN 41:2019/BGTVT, làn đường là một phần của phần đường xe chạy (là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại.) được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường.

Phân biệt biển gộp làn và phân làn để không bị phạt oan

Từ những quy định trên, có thể hiểu, đi sai làn đường là điều khiển phương tiện đi không đúng làn đường dành cho phương tiện đó trên đoạn đường được chia thành nhiều làn và phân biệt bằng vạch kẻ đường, mỗi làn chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện nhất định.

Lỗi này thường mắc phải trên đoạn đường cắm biển “Làn đường dành riêng cho từng loại xe” - biển R.412 (a, b, c, d, e, f, g, h).

 

Theo Nghị định 100/2019, đối với ô tô, Điểm đ Khoản 5 Điều 5 quy định: Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với người điều khiển xe đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều). Phạt bổ sung tước GPLX từ 1-3 tháng.

Thế nào là không tuân thủ vạch kẻ đường?

Lỗi này thường ở những nơi đường giao nhauBiển số R.412 Làn đường dành riêng cho từng loại xe>chauhung247.com Châu Hưng 247 có đặt biển báo hiệu “Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo” kết hợp với vạch mũi tên chỉ hướng đi trên mặt đường. Ví dụ: Người tham gia giao thông đi sai làn đường so với hành trình của xe (chẳng hạn: rẽ phải nhưng đi vào làn có chỉ dẫn để đi thẳng, đi thẳng nhưng đi vào làn có chỉ dẫn để rẽ trái…) khi có biển báo R.411 và vạch kẻ đường (hoặc chỉ có vạch kẻ đường) … Đây chính là lỗi không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe.

Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập và có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông.

Để có cái nhìn chính xác về lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường, cần nắm rõ biển số R.411.Biển báo giao thông số R.411 | Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo Châu Hưng 247

Lưu ý:

  • Nếu vạch kẻ phân cách các làn theo hướng đi là vạch liền, các phương tiện phải chuyển làn để di chuyển theo hướng định đi trước khi vào khu vực đó và không được đè vạch.
  • Nếu vạch kẻ là vạch nét đứt, các phương tiện được chuyển sang các làn theo hướng di chuyển khác nhưng phải chuyển xong trước khi tới vạch dừng xe.

Không thắt dây an toàn:

1. Quy định về thắt dây an toàn khi tham gia giao thông

Theo khoản 2 Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008 về quy tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ quy định:

“Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.”

Như vậy, khi tham gia giao thông đường bộ, cả người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô đều phải thắt dây an toàn.

2. Mức phạt với người điều khiển xe ô tô không thắt dây an toàn

Phạt tiền từ 800 ngàn đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi :

- Không thắt dây an toàn khi điều khiển xe ô tô chạy trên đường.

- Chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.

(Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

3. Mức phạt với người ngồi trên xe ô tô không thắt dây an toàn

Phạt tiền từ 300 ngàn đồng đến 500 ngàn đồng đối với người được chở trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.

(Theo khoản 5 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Lỗi tốc độ:

Dưới 5km: Nhắc nhở

5- 10km: 800k- 1tr

10- 20km: 4- 6tr, tước GPLX 1- 3 tháng

20- 35km: 6- 8tr, tước GPLX 2- 4 tháng

>35km: 10- 12tr, tước GPLX 2- 4 tháng

Vượt đèn đỏ:

Mức phạt 4-6tr, tước GPLX từ 1-3 tháng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *