Phong cách kiến trúc là thứ bạn phải lựa chọn

Bạn đang đau đầu chọn phong cách kiến trúc cho ngôi nhà mơ ước? Đừng lo, bạn không cô đơn đâu! Hãy nhớ rằng: nhà ở không giống chiếc áo mua tạm hay bát mì ăn liền – chọn một lần là gắn bó cả đời. Vậy nên, đầu tư chút thời gian và trí óc để tìm phong cách "chân ái" sẽ giúp bạn tránh cảnh "thảm họa thẩm mỹ".

Vì sao việc chọn phong cách kiến trúc quan trọng?

Ngôi nhà không chỉ là nơi trú nắng, tránh mưa, mà còn là bức chân dung "không lời" của chủ nhân. Một thiết kế đúng phong cách sẽ giúp bạn thể hiện cá tính, gu thẩm mỹ và thậm chí cả... khí chất! Nhưng nếu chọn sai, bạn có nguy cơ nhận danh hiệu "ngôi nhà kỳ dị nhất khu phố".

Thử tưởng tượng nhé: bạn muốn một không gian sang trọng, ấm cúng, nhưng lại chọn thiết kế quá hiện đại, tối giản đến mức lạnh lẽo? Hay bạn yêu thiên nhiên nhưng lại xây toàn bê tông và kính cường lực? Đó chính là lý do bạn cần chọn phong cách phù hợp trước khi bắt tay vào thiết kế.

 

Thời trang có thể mua. Phong cách phải sở hữuFashion can be bought. Style one must possess (Edna Woolman Chase).

Top phong cách kiến trúc được yêu thích nhất

1. Phong cách Cổ điển (Classical Architecture) – Khi nhà cũng có thể là tác phẩm nghệ thuật

Phong cách được phát triển từ kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ đại, già nhất, ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền văn hóa phương Tây và vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứng cho nhiều công trình kiến trúc đến ngày nay. Phong cách là lời tuyên ngôn về sự sang trọng và tinh tế.

kiến trúc cổ điển

Một số đặc điểm của phong cách kiến trúc cổ điển:

  1. Sự đối xứng và cân đối: Các yếu tố như cửa sổ, cửa ra vào, cột, mái nhà đều được thiết kế đối xứng nhau để tạo cảm giác hài hòacân đối.
  2. Cột và mái vòm: là đặc trưng dễ nhận thấy trong kiến trúc cổ điển, đặc biệt là cột Doric, IonicCorinthian. Các cột này thường có kích thước lớn, với đầu cột (capital) được chạm khắc tỉ mỉ và phần thân cột tròn. Mái vòm (arch) và các mái vát cũng là những yếu tố quan trọng, mang đến sự trang trọngvững chắc cho công trình.
  3. Chi tiết trang trí tinh tế: thường được trang trí bằng những chi tiết phù điêu (sculptures) mô tả các chủ đề thần thoại hoặc những biểu tượng tôn giáo. Cột trụ, phù điêuchạm khắc thể hiện sự tinh xảo trong thiết kế.
  4. Vật liệu xây dựng: sử dụng nhiều vật liệu bền vững như đá cẩm thạch, đá vôi, và gạch. Vật liệu không chỉ giúp công trình bền vững qua thời gian mà còn tăng tính trang trọng và đẳng cấp.
  5. Màu sắc: thường sử dụng các màu trắng, vàng nhạt, kem, xám và các màu sắc tự nhiên của đá. Những gam màu này mang lại vẻ thanh thoát, sang trọng và dễ dàng kết hợp với các chi tiết trang trí khác.
  6. Mặt tiền ấn tượng: thường có mặt tiền rất ấn tượng, với các cột trụ lớn, cổng vào rộng rãi, cầu thang dài, tạo cảm giác hùng vĩuy nghiêm. Các công trình như đền thờ, tòa nhà công cộng và cung điện đều có thiết kế mặt tiền đặc biệt.

 Phù hợp với: Những ai yêu thích sự hoài cổ, muốn thể hiện đẳng cấp quý tộc. Nếu bạn chọn thì hãy đừng bất ngờ nếu hàng xóm thốt lên: "Nhà này đúng là cung điện mini!"

2. Phong cách Tân cổ điển (Classic Reinterpreted Style)- giao thoa giữa hiện đại và cổ điển

Nếu bạn thấy cổ điển hơi "nặng nề", thì tân cổ điển chính là phiên bản "diet". Những chi tiết cầu kỳ được tinh giản, nhưng vẫn giữ được nét sang trọng, thanh lịch.

kiến trúc tân cổ điển
Phòng khách của một ngôi nhà có phong cách tân cổ điển

Một số đặc điểm của phong cách kiến trúc tân cổ điển:

  • Giữ lại nhiều yếu tố của kiến trúc cổ điển như cột tròn, mái vòm, các chi tiết trang trí tinh tế như phù điêu, các hình khối đối xứng, và cổng vào lớn, hùng vĩ. Màu sắc chủ đạo vẫn là các tông màu trung tính (trắng, xám, vàng nhạt, kem)
  • So với kiến trúc cổ điển, tân cổ điển không quá nặng nề với các chi tiết trang trí phức tạp. Các chi tiết như phù điêu, họa tiết được giản lược để tạo ra vẻ đẹp thanh thoát, trang nhã.
  • Ứng dụng được một số vật liệu kiến trúc mới như thép, kính, những chi tiết màu vàng ánh kim hoặc đồng để tăng thêm phần quý phái.
  • Phong cách tân cổ điển cũng ảnh hưởng mạnh đến nội thất. Nội thất tân cổ điển mang lại sự sang trọng, với các món đồ trang trí như bàn ghế gỗ chạm khắc, đèn chùm, gương lớn với khung mạ vàng, mang lại không gian ấm cúng nhưng vẫn đầy tính thẩm mỹ.

Phù hợp với: Chủ nhà muốn "sang xịn mịn" mà không quá xa hoa.

3. Phong cách Đông Dương (Indochine Style)- Đậm Chất Việt

Hãy tưởng tượng một không gian kết hợp hoàn hảo giữa hồn cốt phương Đông và hơi thở hiện đại phương Tây. Phong cách Đông Dương là kết quả của thời kỳ thuộc địa Pháp, với dấu ấn đậm nét ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Đây không chỉ là một phong cách kiến trúc mà còn là sự giao thoa văn hóa, nơi những đường nét truyền thống Á Đông mềm mại hòa quyện với sự tinh tế, công năng của kiến trúc Pháp, tạo nên một vẻ đẹp vừa gần gũi, vừa hiện đại.

THIẾT KẾ KHÁCH SẠN PHONG CÁCH NỘI THẤT INDOCHINE

Đặc điểm của phong cách kiến trúc Đông Dương:

  1. Sự kết hợp Đông – Tây đầy duyên dáng: Những cột trụ và vòm cong của kiến trúc phương Tây gặp gỡ mái ngói đỏ, họa tiết chạm khắc truyền thống. Hòa quyện mà không chỏi nhau, thật tài tình!
  2. Vật liệu tự nhiên đậm chất quê nhà: Gỗ, đá, tre, và cả đá ong hay gạch nung, vừa thân thiện với thiên nhiên vừa bền vững, khiến ngôi nhà như thở cùng đất mẹ.
  3. Chống chọi khí hậu nhiệt đới: Ban công thoáng, hiên nhà rộng, cửa chớp và cửa sổ lớn giúp nhà luôn mát rượi, đồng thời gắn kết với cảnh quan.
  4. Nội thất “cổ mà sang”: Đồ gỗ chạm khắc tinh xảo kết hợp mây tre, vải lụa, thêm chút đèn chùm hay vách ngăn gỗ cổ, không gian vừa ấm cúng vừa sang trọng.

Phong cách Đông Dương không chỉ là nghệ thuật kiến trúc mà còn là biểu tượng giao thoa văn hóa, gói trọn sự thanh lịch của cả hai thế giới.

 Phong cách Đông Dương Indochine Style – REALARCH CONCEPT – mét vuông tinh tế

Phong cách kiến trúc Đông Dương không chỉ dừng lại ở việc tái hiện vẻ đẹp truyền thống mà còn mang hơi thở hiện đại, đặc biệt được áp dụng rộng rãi trong các biệt thựnhà phố ở Hà Nội, Huế, hay TP.HCM. Ngoài ra, những khu resort hay khách sạn mang phong cách này thường đem lại cảm giác hoài cổ và lãng mạn cho du khách.

Ai hợp với phong cách này? Những ai yêu thiên nhiên và trân trọng giá trị văn hóa Việt chắc chắn sẽ mê mẩn từng chi tiết tinh tế của phong cách Đông Dương.

4. Phong cách JAPANDI- tối giản nhưng ấm áp

Khi Nhật Bản gặp Bắc Âu, kết quả là một không gian tối giản, nhưng không hề lạnh lẽo. Vật liệu tự nhiên và gam màu trung tính giúp bạn sống hòa mình với thiên nhiên mà vẫn đầy tiện nghi. Bạn xem chi tiết về phong cách thượng hạng này tại đây.

Phong cách Japandi
Phong cách Japandi

Phù hợp với: Tín đồ "minimalist" nhưng không muốn bỏ qua sự ấm cúng.

5. Phong cách Bắc Âu (Scandinavian Style)

Phong cách Bắc Âu (hay còn gọi là Scandinavian) chẳng khác nào “món quà từ vùng đất băng giá” – nơi ánh sáng mặt trời mùa đông hiếm như tìm thấy wifi mạnh ở vùng quê. Sinh ra từ Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch và Iceland, phong cách này tập trung vào sự tối giản, tinh tế và quan trọng nhất là… sống sót qua mùa đông lạnh lẽo.

Đặc điểm của phong cách kiến trúc Bắc Âu:

    • Tối giản nhưng không tẻ nhạt: Đồ đạc gọn gàng, đường nét thẳng tắp, tránh xa mấy kiểu hoa văn rườm rà. Thế mới gọi là phong cách chứ!
    • Gỗ là “chân ái”: Gỗ thông, gỗ sồi sáng màu không chỉ đẹp mà còn giữ ấm cực tốt. Thêm vài tấm vải len hay da vào nữa là đủ để cảm thấy ấm cúng, yên bình như được ôm chăn bông ngày giá rét.
    • Màu sắc trung tính: Trắng, xám, nâu nhạt – toàn mấy màu “hiền lành”, nhưng đủ để phản chiếu ánh sáng, khiến ngôi nhà sáng bừng cả ngày đông âm u.
    • Ánh sáng tự nhiên là vua: Cửa sổ to hết cỡ, mái cao thoáng đãng, tạo cảm giác như thiên nhiên đang ghé thăm, mang đến năng lượng trong lành.

    Dù là ngôi nhà nhỏ hay resort giữa núi rừng, phong cách Bắc Âu luôn mang đến cảm giác thư giãn tối đa. Thử mà xem, bạn sẽ thấy mình như đang sống giữa một câu chuyện cổ tích mùa đông!

kiến trúc bắc âu 1

kiến trúc bắc âu 3

kiến trúc bắc âu 4

kiến trúc bắc âu 5

Kiến trúc bắc âu 6

kiến trúc bắc âu 7

kiến trúc bắc âu 8

Phong cách Bắc Âu rất phù hợp cho các nhà ở các khu vực có khí hậu lạnh. Khu nghỉ dưỡng và khách sạn ở các vùng có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, như vùng núi hoặc ven biển, cũng rất thích hợp với phong cách này. Những công trình này thường có thiết kế mở, gần gũi với thiên nhiên và giúp tạo cảm giác thư giãn tuyệt đối cho du khách.

6. Phong cách Kiến trúc Hiện đại (Modern Architecture)- – Đơn Giản Là Đỉnh Cao

Phong cách này tôn vinh sự tối giản và công năng. Đường nét mạnh mẽ, không gian mở và vật liệu hiện đại là "đặc sản". Nếu bạn yêu câu nói "Less is more" (Ít hơn là nhiều hơn), thì đây là lựa chọn hoàn hảo.

Là phong cách thiết kế bắt đầu từ đầu thế kỷ 20, khi cách mạng công nghiệp “làm mưa làm gió”, cùng với sự ra đời của các vật liệu và công nghệ xây dựng mới. Phong cách tập trung vào sự tối giản, chức năng, và sự phá cách so với các nguyên tắc kiến trúc truyền thống hoặc cổ điển. Các kiến trúc sư nổi bật trong việc phát triển phong cách này bao gồm:

  • Le Corbusier: Với quan điểm "nhà ở là một cỗ máy để sống".
  • Ludwig Mies van der Rohe: Người đề xuất triết lý "Less is more" (Ít hơn là nhiều hơn).
  • Frank Lloyd Wright: Kiến trúc sư nổi tiếng với các công trình hòa hợp với thiên nhiên.

Đặc điểm của phong cách kiến trúc hiện đại

  1. Tối giản hóa chi tiết, Loại bỏ hoàn toàn những chi tiết trang trí cầu kỳ, phức tạp của kiến trúc cổ điển và tân cổ điển. Chú trọng vào sự đơn giản, với các hình khối cơ bản như hình vuông, hình chữ nhật, hoặc hình khối lập phương. 
  2. Tính công năng cao (Functionalism):Thiết kế luôn đặt công năng lên hàng đầu, không có các chi tiết thừa. Mỗi phần của công trình đều được xây dựng với mục đích rõ ràng, tạo ra sự tiện nghi và hiệu quả.
  3. Sử dụng vật liệu công nghiệp hiện đại: Các vật liệu như bê tông cốt thép, thép, kính, gỗ công nghiệpkim loại được sử dụng rộng rãi. Tận dụng tối đa kính cường lực cho cửa sổ và mặt tiền để tạo không gian mở và đón ánh sáng tự nhiên.
  4. Không gian mở và linh hoạt: Không gian được thiết kế theo hướng mở, hạn chế sự phân chia phòng không cần thiết, giúp tối ưu hóa diện tích và tạo sự thông thoáng. Tăng cường sự kết nối giữa các không gian trong nhà và giữa nội thất với thiên nhiên bên ngoài.
  5. Đường nét đơn giản và mạnh mẽ: Sử dụng các đường thẳng, hình khối rõ ràng, cùng với cấu trúc đối xứng hoặc bất đối xứng. Hạn chế các chi tiết cong, phức tạp, tập trung vào sự hài hòa và cân bằng trong bố cục.
  6. Màu sắc trung tính: Các gam màu như trắng, đen, xám, be, hoặc màu của vật liệu tự nhiên như gỗ và bê tông thường được sử dụng.Phong cách này đôi khi thêm một số điểm nhấn bằng các gam màu mạnh nhưng không quá lòe loẹt.
  7. Thân thiện với môi trường: Chú trọng vào sự bền vữngtiết kiệm năng lượng, như sử dụng ánh sáng tự nhiên, thông gió tốt và các vật liệu thân thiện với môi trường. Thường tích hợp không gian xanh như vườn trên mái, ban công cây xanh hoặc hệ thống năng lượng tái tạo.
  8. Không sử dụng quá nhiều chi tiết phức tạp, giúp rút ngắn thời gian và giảm chi phí xây dựng. không bị lỗi thời theo thời gian, giữ được giá trị thẩm mỹ lâu dài.

Phù hợp với: Chủ nhà thực dụng, yêu công nghệ và sự tối ưu và đặc biệt là yêu môi trường. .

7. Phong cách kiến trúc hiện đại tối giản (Minimalist Style)

Nếu bạn từng cảm thấy "chật vật" giữa những chi tiết thừa thãi trong không gian, thì phong cách tối giản là người bạn đồng hành lý tưởng!

Đó là sự kết hợp giữa phong cách hiện đại và triết lý tối giản (Minimalism): tập trung vào sự đơn giản hóa, loại bỏ tất cả các chi tiết thừa thãi, chỉ giữ lại các yếu tố cốt lõi nhằm tạo nên không gian tinh tế, thoáng đãng, và chức năng cao.

Phong cách này không chỉ là cách thiết kế mà còn phản ánh một triết lý sống, nơi mà con người tìm kiếm sự hài hòa giữa không gian và thiên nhiên, sự ít nhưng đủ, và sự bình yên trong môi trường sống.

Đặc điểm của phong cách kiến trúc hiện đại tối giản

  1. Tối giản về hình khối và đường nét: Sử dụng các hình khối đơn giản, chủ yếu là hình vuông, chữ nhật, hoặc khối lập phương. Các đường nét thẳng, rõ ràng, không có chi tiết phức tạp hay trang trí cầu kỳ.
  2. Chú trọng vào công năng: Từng chi tiết trong thiết kế được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo tối ưu hóa công năng sử dụng, không có yếu tố nào thừa hoặc không cần thiết.
  3. Không gian mở và thoáng đãng: Thiết kế thường sử dụng các không gian mở, liên kết các khu vực như phòng khách, phòng bếp, và phòng ăn, giúp tạo cảm giác rộng rãi. Ánh sáng tự nhiên được tận dụng tối đa qua cửa kính lớn và các không gian hướng ra ngoài trời.
  4. Sử dụng màu sắc đơn giản: Phổ màu chính thường là trắng, đen, xám, hoặc các màu trung tính (be, kem). Đôi khi, một số điểm nhấn màu sắc nhẹ nhàng được thêm vào để tạo sự nổi bật. Màu sắc giúp tạo cảm giác thư thái và dễ chịu, đồng thời nhấn mạnh vào không gian.
  5. Vật liệu tự nhiên và hiện đại: Ưu tiên sử dụng các vật liệu tự nhiên như gỗ, đá, hoặc bê tông. Các vật liệu hiện đại như kính, thép, và kim loại cũng thường xuất hiện để tạo sự cân bằng giữa truyền thống và hiện đại. Bề mặt vật liệu thường được giữ thô mộc hoặc xử lý đơn giản, như gỗ mộc không sơn bóng, bê tông mài, hoặc đá tự nhiên.
  6. Tính hòa hợp với thiên nhiên: Phong cách hiện đại tối giản thường thiết kế các không gian sống hòa hợp với thiên nhiên, như việc sử dụng cây xanh trong nhà, vườn nhỏ, hoặc không gian mở hướng ra thiên nhiên bên ngoài. Các cửa kính lớn và sân vườn giúp xóa nhòa ranh giới giữa không gian trong và ngoài.
  7. Ánh sáng tự nhiên và nhân tạo: Ánh sáng tự nhiên được tận dụng tối đa qua các cửa sổ lớn, giếng trời, và thiết kế mở. Chính là không gian thoáng đãng tràn ngập ánh sáng tự nhiên, chứ không phải đồ đạc là linh hồn của phong cách này. Hệ thống ánh sáng nhân tạo được thiết kế tinh tế, thường là ánh sáng gián tiếp, tạo cảm giác nhẹ nhàng và thư thái.

 

How to decorate in a minimalist interior design style - Interior Design Explained

Minimalism Interior Design Style | modern architecture

Luôn kết nối gần gũi với thiên nhiên.

Đúng như tên gọi, phong cách này tối giản nhưng vẫn "sang chảnh", đặc biệt phù hợp cho nhà phố, căn hộ nhỏ hoặc biệt thự có hồ bơi và vườn xung quanh. Bạn hãy xem thêm một ví dụ tiêu biểu tại đây

8. Phong cách kiến trúc xa hoa (LUXURY)

Phong cách này không chỉ là một kiểu thiết kế, mà là tuyên ngôn của sự sang trọng và đẳng cấp. Bạn sẽ được bao quanh bởi những vật liệu cao cấp như đá cẩm thạch, gỗ quý, pha lê và các kim loại mạ tinh xảo. Không gian rộng rãi, ánh sáng lung linh từ đèn chùm pha lê, cùng màu sắc quý phái như vàng ánh kim và xám đậm tạo nên không gian sống vừa hoành tráng vừa tinh tế. Thêm vào đó là các tiện ích hiện đại như nhà thông minh và thiết bị cao cấp. Chắc chắn rằng đây là nơi lý tưởng cho những ai muốn không gian sống phản ánh sự thành công và gu thẩm mỹ đỉnh cao!

Đặc điểm của phong cách kiến trúc xa hoa:

  1. Sử dụng vật liệu cao cấp: bao gồm đá tự nhiên (cẩm thạch, granite), gỗ quý hiếm, pha lê, vàng, đồng, và các loại kim loại mạ. Vật liệu không chỉ bền mà còn có tính thẩm mỹ cao, mang lại cảm giác xa xỉ và đẳng cấp.
  2. Thiết kế chi tiết tinh xảo, tỉ mỉ, cầu kỳ, với độ hoàn thiện cao. Đường nét kiến trúc thường có sự kết hợp giữa phong cách cổ điểnhiện đại, tạo nên sự hài hòa giữa truyền thống và thời đại.
  3. Không gian rộng lớn và cân đối: Các công trình Luxury thường sở hữu không gian rộng rãi, với bố cục được sắp xếp đối xứng hoặc hài hòa, tạo cảm giác tráng lệ. Khu vực trần nhà thường cao, kết hợp với các chi tiết trang trí như đèn chùm pha lê lớn hoặc các bức tranh nghệ thuật.
  4. Ánh sáng sang trọng, với hệ thống đèn chùm, đèn LED ẩn, và ánh sáng tự nhiên được bố trí khéo léo để làm nổi bật các chi tiết kiến trúc. Pha lê, kính hoặc gương thường được sử dụng để tạo hiệu ứng ánh sáng lung linh.
  5. Màu sắc đẳng cấp: Phổ màu chủ đạo thường là các gam màu trung tính nhưng mang sắc thái sang trọng như vàng ánh kim, trắng ngọc trai, xám đậm, đen, hoặc nâu gỗ tự nhiên. Một số điểm nhấn có thể sử dụng các màu đỏ đô, xanh ngọc, hoặc xanh dương hoàng gia.
  6. Tích hợp các giải pháp công nghệ tiên tiến như nhà thông minh, hệ thống an ninh hiện đại, điều khiển ánh sáng và nhiệt độ tự động. Các thiết bị cao cấp, từ nhà bếp đến nhà tắm, thường thuộc các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu.
  7. Nội thất và trang trí cao cấp, được chọn lọc kỹ lưỡng từ các thương hiệu xa xỉ, với kiểu dáng tinh tế và chất liệu cao cấp. Trang trí thường bao gồm tranh nghệ thuật, tượng điêu khắc, thảm thủ công, và các món đồ độc bản.

Nếu bạn tìm kiếm một không gian sống không chỉ là nơi để ở mà còn là biểu tượng của sự thành công và phong cách sống, kiến trúc Luxury chắc chắn là lựa chọn hoàn hảo.

Không gian đẳng cấp mang tính cá nhân hóa cao
Không gian đẳng cấp mang tính cá nhân hóa cao
kiến trúc luxury 7
Cần lưu ý sự hài hòa về màu sắc của nội thất Luxury.
kiến trúc luxury 5
Chất liệu sử dụng trong phong cách kiến trúc này đều là loại cao cấp, hiếm có và vô cùng đắt đỏ.
kiến trúc luxury 8
Những nguyên liệu tự nhiên sẽ khiến bạn phải sửng sốt bởi giá trị vô cùng đắt đỏ của chúng
kiến trúc luxury 9
Các chi tiết của phong cách Luxury có sự tinh xảo đáng kinh ngạc trong từng chi tiết.

kiến trúc luxury 6

9. Phong cách kiến trúc Công nghệ cao (High-Tech Architecture)

Là xu hướng thiết kế hiện đại, đưa công nghệ ra ánh sáng bằng việc tập trung vào việc phô bày các yếu tố kỹ thuật và công nghệ trong công trình, thay vì che giấu chúng.

Đặc điểm của phong cách kiến trúc Công nghệ cao:

  • Kết cấu và hệ thống lộ thiên: Các chi tiết kỹ thuật như kết cấu thép, ống dẫn, cột, dầm, và thậm chí cả hệ thống điều hòa không khí hoặc dây cáp điện được phô bày ra ngoài, trở thành yếu tố thẩm mỹ chính của công trình. Các chi tiết này thường được sơn hoặc mạ để làm nổi bật, như màu bạc của kim loại hoặc các tông màu công nghiệp như xám, xanh, đỏ.
  • Vật liệu hiện đại: Kim loại, kính, nhôm, thép không gỉ, và bê tông là những vật liệu chủ đạo, mang lại vẻ đẹp mạnh mẽ, hiện đại và bền vững. Sử dụng kính cường lực để tạo không gian mở, tăng cường ánh sáng tự nhiên và kết nối giữa không gian bên trong và bên ngoài.
  • Thiết kế theo chức năng: Phong cách High-Tech coi chức năng là yếu tố quan trọng nhất, mọi chi tiết đều được thiết kế dựa trên mục đích sử dụng và hiệu quả thực tiễn.
  • Ứng dụng công nghệ tiên tiến: Các công trình thường tích hợp các công nghệ hiện đại như: Hệ thống thông minh: quản lý ánh sáng, nhiệt độ, và an ninh; Năng lượng tái tạo: như pin mặt trời, hệ thống thu nước mưa, và giải pháp tiết kiệm năng lượng.
  • Hình khối đơn giản và mạnh mẽ: Tập trung vào các hình khối cơ bản như hình hộp, hình trụ hoặc các cấu trúc có đường nét sắc sảo. Bố cục thiết kế thường không đối xứng, nhấn mạnh sự phá cách và sáng tạo.
  • Tính linh hoạt cao: Không gian bên trong được thiết kế mở, dễ dàng thay đổi và mở rộng khi cần thiết. Điều này phù hợp với các công trình văn phòng, nhà máy, hoặc khu vực công cộng.
  • Màu sắc công nghiệp: Phong cách High-Tech thường sử dụng các tông màu trung tính như bạc, đen, trắng, hoặc các màu nổi bật như đỏ, xanh dương, và vàng để tạo điểm nhấn cho các chi tiết kỹ thuật.

Ứng dụng của phong cách kiến trúc Công nghệ cao:

  • Công trình thương mại và văn phòng, trung tâm công nghệ hoặc các showroom lớn thường sử dụng phong cách này để thể hiện sự tiên tiến và chuyên nghiệp.
  • Công trình công cộng như Nhà ga, sân bay, bảo tàng hoặc thư viện thường được thiết kế theo phong cách High-Tech để tận dụng không gian mở và thể hiện tính hiện đại.
  • Một số biệt thự hoặc nhà ở thông minh áp dụng phong cách High-Tech để tạo ra không gian sống hiện đại, tiện nghi và tích hợp công nghệ cao.
  • Các công trình công nghiệp thường ứng dụng phong cách này do khả năng tối ưu hóa chức năng và sự linh hoạt trong thiết kế.
phong-cách-kiến-trúc-1
Màu sắc đơn giản như trắng, đen, xám được ưa chuộng.

phong-cách-kiến-trúc-4

phong-cách-kiến-trúc-3
Hơi hướng “viễn tưởng”.

10. Phong cách Kiến trúc Mộc mạc (Rustic Style)

Là một phong cách thiết kế lấy cảm hứng từ vẻ đẹp tự nhiên và hoang dã của các vùng nông thôn, thiên nhiên hoang sơ, đơn giản và gần gũi. Nó chú trọng vào việc sử dụng vật liệu tự nhiên, mộc mạc, và không gian thô mộc, tạo ra một không gian ấm cúng, giản dị, gợi ra một không gian rộng mở ngoài trời, một chút hoài niệm...

Đặc điểm của phong cách kiến trúc mộc mạc:

  1. Sử dụng vật liệu tự nhiên, thường là gỗ, đá, kim loại thô, gạch đất nung, và vải lanh. Gỗ được sử dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất, từ sàn nhà, trần nhà đến các chi tiết trang trí như kệ, bàn ghế, cửa sổ.
  2. Đề cao sự đơn giản và chân thực trong thiết kế, giữ lại hình dáng tự nhiên của các vật liệu.
  3. Màu sắc tự nhiên, ấm áp,  thường là các tông màu trái đất như nâu, xám, be, đỏ đất, hoặc các sắc độ của gỗ tự nhiên.
  4. Không gian thường mở, thoáng đãng, tạo cảm giác tự do và dễ chịu. Các cửa sổ lớn, cửa sổ kính hoặc các cửa sổ mở rộng với tầm nhìn về thiên nhiên cũng là đặc điểm thường thấy.
  5. Sự kết hợp giữa hiện đại và cổ điển: Mặc dù phong cách này bắt nguồn từ sự giản dị và cổ điển của những ngôi nhà nông thôn, nhưng hiện nay nó cũng kết hợp với các yếu tố hiện đại, mang lại một không gian sống thoải mái nhưng vẫn gần gũi và ấm cúng. Các chi tiết như đèn chiếu sáng kim loại thô hoặc vật dụng trang trí bằng gỗ tự nhiên giúp mang lại sự kết hợp hài hòa giữa hiện đại và cổ điển.

Tuy nhiên nếu lạm dụng nhiều quá sẽ gây cảm giác hơi nặng nề

Ứng dụng của phong cách kiến trúc mộc mạc: Nhà ở nông thôn, biệt thự/ khu nghỉ dưỡng, quán cà phê, nhà hàng, spa hoặc resort, nơi không gian mộc mạc giúp tạo ra bầu không khí thoải mái và thân thiện cho khách hàng.

11. Phong cách Địa Trung Hải Santorini

Nếu bạn từng mơ ước về một ngôi nhà như trong tranh vẽ, nơi biển xanh vỗ về và bầu trời chẳng bao giờ cạn ánh nắng, thì phong cách Santorini lấy cảm hứng từ đảo Santorini ở Hy Lạp (thuộc Địa Trung Hải), chính là câu trả lời. Những ngôi nhà trắng tinh, mái vòm xanh lam như mời gọi bạn “xách balo lên và đi” đến hòn đảo Hy Lạp tuyệt đẹp. Mái vòm cong không chỉ đẹp mà còn giúp giữ cho ngôi nhà mát mẻ, còn cửa sổ nhỏ xinh như mời gọi những làn gió biển tươi mát vào nhà. Đảm bảo bạn sẽ không bao giờ lo lắng về việc... bức tranh này có thật hay không!

Đặc trưng của phong cách Santorini:

  • Màu sắc tươi sáng, chủ yếu là trắng tinh khiết và xanh dương. Màu trắng giúp phản chiếu ánh sáng mặt trời, giữ cho không gian trong nhà mát mẻ trong khi màu xanh lam của mái vòm và cửa sổ gợi lên hình ảnh của bầu trời và biển cả.
  • Mái vòm cong và hình dạng tròn, không chỉ là yếu tố thẩm mỹ mà còn giúp giảm nhiệt và tạo cảm giác không gian rộng mở. Các hình dạng congvòm tròn cũng là đặc trưng của phong cách này, mang lại sự mềm mại và uyển chuyển cho công trình.
  • Sử dụng vật liệu tự nhiên, bao gồm đá núi, gỗ, và gạch, tạo sự hòa hợp với cảnh quan xung quanh, tạo ra một không gian sống gần gũi và bền vững.
  • Ban công và sân thượng rộng rãi với tầm nhìn ra biển hoặc cảnh quan tuyệt đẹp của đảo. Những không gian này là nơi lý tưởng để thư giãn, ngắm hoàng hôn và tận hưởng không khí trong lành.
  • Cửa sổ và cửa ra vào nhỏ gọn nhưng đầy đủ ánh sáng.
phong cách kiến trúc 9
Nhà chỉ xây từ 1 đến 2 tầng.
phong cách kiến trúc 5
Thanh mát, tươi vui và tràn đầy năng lượng.
phong cách kiến trúc 7
Sơn màu xanh dương và màu trắng.

Phong cách này rất phù hợp với các biệt thự nghỉ dưỡng hay nhà ở ven biển, nơi không gian sống cần có sự mở rộng, thoáng đãng và gần gũi với thiên nhiên.

Chọn Phong Cách Nào Là Quyết Định Của Bạn!

Không có phong cách nào là "đúng" hay "sai" tuyệt đối. Quan trọng nhất là phong cách đó có phù hợp với lối sống, gu thẩm mỹ và ngân sách của bạn hay không. Và nhớ nhé, hãy làm việc với kiến trúc sư để biến ý tưởng thành hiện thực – một ngôi nhà phản ánh đúng tinh thần của bạn!

Nhata.net hy vọng các thông tin trong bài viết Phong cách kiến trúc là thứ bạn phải lựa chọn có ích cho bạn!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *