Việc nuôi dạy con không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghệ thuật truyền lại giá trị và kinh nghiệm từ thế hệ trước đến thế hệ sau. Đó là quá trình truyền thụ, lĩnh hội và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân trong gia đình và xã hội. Bài viết dưới đây tổng hợp những phương pháp, triết lý và lời khuyên chi tiết để nuôi dạy con toàn diện và hiệu quả.
Con mới sinh
Rất sợ hãi và bị ảnh hưởng bởi 4 điều sau:
- Bị đặt xuống ngay khi vừa bú xong. Con bị khó chịu trong dạ dày và dễ gây ra hiện tượng trào ngược nôn trớ, có nguy cơ bị ngạt/ tắc nghẽn đường thở rất nguy hiểm. Hãy bế thêm bé thẳng đứng khoảng 10 ph cho con ợ hơi, trong tối thiểu 6 tháng đầu đời.
- Bị đung đưa rung lắc, hay xảy ra khi mẹ vô tư muốn ru ngủ hay dỗ cho nín khóc. Bé dễ bị tổn thương não do vỏ não của bé còn rất yếu, có thể dẫn tới chậm phát triển ý thức hoặ xuất huyết não.
- Bị tiếng ồn. Ngay cả những tiếng ồn tưởng như quen thuộc với người lớn như tiếng máy hút bụi, tiếng tivi, chuông điện thoại, tiếng chó sủa... đều khiến con giật mình và bất an, tác động không hề nhỏ đến tâm sinh lý của bé.
- Không khí ngột ngạt tăm tối. Không như hình dung của một số bà mẹ tưởng rằng như thế tốt cho bé. Thực tế môi trường này sẽ rất nhanh sinh sôi ra lượng vi khuẩn quá mức khiến bé rất sợ hãi và dễ bị chúng xâm nhập.
Vacxin cho con
Tại Việt Nam, các loại vắc xin đầu tiên được đưa vào sử dụng từ năm 1981 thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng, kể từ đó hàng triệu ca bệnh đã được ngăn chặn, hàng chục triệu trẻ em và người lớn đã được bảo vệ khỏi nguy cơ khuyết tật, tàn tật và tử vong do các bệnh truyền nhiễm. Vậy, tiêm chủng mở rộng là gì? Mang lại lợi ích như thế nào? Quy trình tiêm chủng ra sao? Khác gì so với tiêm chủng dịch vụ?
Chương trình Tiêm chủng mở rộng:
Là chương trình tiêm chủng được thực hiện từ năm 1985 với chính sách của Nhà nước hoàn toàn miễn phí. Hiện TCMR đang có 10 loại vắc xin cơ bản cho trẻ em, Người lớn có vắc uốn ván bà bầu. Lịch tiêm cố định.
Mục đích giúp tất cả trẻ em Việt Nam được tiêm miễn phí nhiều loại vắc xin quan trọng. Tính đến thời điểm hiện tại, chương trình tiêm chủng mở rộng lại Việt Nam đang cung cấp 12 loại vắc xin. Dưới đây là lịch tiêm chủng mở rộng mới nhất
STT |
Tuổi của trẻ |
Vắc xin sử dụng trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng |
1 | Sơ sinh | Tiêm vắc xin Viêm gan B (VGB) lần 1/4 trong 24 giờ đầu sau sinh |
Tiêm vắc xin BCG Phòng bệnh lao (1 lần duy nhất, trong vòng 1 tháng sau sinh) | ||
2 | 02 tháng | Tiêm vắc xin bạch hầu lần 1/4– ho gà lần 1/4 – uốn ván lần 1/4 – viêm gan B lần 2/4 – Hib lần 1/3 (vắc xin 5 trong 1) |
Uống vắc xin bại liệt lần 1/3 | ||
3 | 03 tháng | Tiêm vắc xin bạch hầu lần 2/4 (ít nhất 1 tháng sau lần 1) – ho gà lần 2/4 (ít nhất 1 tháng sau lần 1) – uốn ván lần 2/4 (ít nhất 1 tháng sau lần 1) – viêm gan B lần 3/4 (ít nhất 1 tháng sau lần 1) – Hib lần 2/3 (ít nhất 1 tháng sau lần 1) |
Uống vắc xin bại liệt lần 2/3 (ít nhất 1 tháng sau lần 1) | ||
4 | 04 tháng | Tiêm vắc xin bạch hầu lần 3/4 (ít nhất 1 tháng sau lần 2)– ho gà lần 3/4 (ít nhất 1 tháng sau lần 2)– uốn ván lần 3/4 (ít nhất 1 tháng sau lần 2) – viêm gan B mũi 4/4 (ít nhất 1 tháng sau lần 2) – Hib lần 3/3 (ít nhất 1 tháng sau lần 2) |
Uống vắc xin bại liệt lần 3/3 (ít nhất 1 tháng sau lần 2) | ||
5 | 09 tháng | Tiêm vắc xin sởi lần 1/2 |
6 | 18 tháng | Tiêm vắc xin bạch hầu lần 4/4– ho gà lần 4/4 – uốn ván lần 4/4 |
Tiêm vắc xin sởi lần 2/2 – rubella (MR) lần duy nhất | ||
7 | Từ 12 tháng tuổi | Tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 1/3 |
Tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 2/3 (hai tuần sau mũi 1) | ||
Tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 3/3 (một năm sau mũi 2) | ||
8 | Từ 2 đến 5 tuổi | Uống vắc xin Tả lần 1/2 (vùng nguy cơ cao) |
Uống vắc xin Tả lần 2 (2 tuần sau lần 1) | ||
9 | Từ 3 đến 10 tuổi | Tiêm vắc xin Thương hàn: 1 mũi duy nhất (vùng nguy cơ cao) |
Tuy nhiên, các vắc xin này chủ yếu tập trung vào những tháng đầu đời của trẻ và phòng bệnh cơ bản, đồng thời lịch tiêm chủng của chương trình tiêm chủng mở rộng cố định khiến nhiều gia đình khó khăn đưa con đi tiêm chủng, điều này khiến rất nhiều trẻ không được tiêm vắc xin đầy đủ.
Về tiêm chủng dịch vụ:
Là hình thức tiêm chủng vắc xin ngoài Nhà nước do các cá nhân/tổ chức tư nhân thực hiện xây dựng và vận hành trong khuôn khổ các quy định của Bộ Y tế. Bên cạnh các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, vẫn còn nhiều vắc xin chủng ngừa hàng loạt bệnh truyền nhiễm khác mà nhà cung cấp khuyên cha mẹ cần cho con mình tiêm phòng đầy đủ là:
- Vắc xin phòng thủy đậu
- Vắc xin phòng 3 bệnh: sởi – quai bị – rubella
- Vắc xin phòng viêm gan A, vắc xin phòng viêm gan A+B
- Vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu týp A+C, tuýp B+C
- Vắc xin phòng viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do H. Influenzae không định týp.
- Vắc xin phòng tiêu chảy do Rota virus
- Vắc xin phòng cúm
- Vắc xin phòng dại
- Vắc xin phòng thương hàn
- Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung
Nơi tốt nhất để tiêm chủng theo loại hình dịch vụ là VNVC thuộc công ty CP Vacxin Việt Nam.
Lưu ý:
Tuy nhiên cũng không phải vì nghe lợi ích của các loại văc xin mà tiêm hết các loại vacxin ở đây cho trẻ. Bởi lạm dụng vacxin sẽ gây ra các ảnh hưởng tiêu cực như:
- Hệ miễn dịch quá tải phản ứng không bình thường.
- Giảm hiệu quả.
- Gây Stress căng thẳng cho bé.
- Tác động lên cân bằng hệ miễn dịch, làm giảm khả năng phản ứng hiệu quả khi gặp tác nhân gây bệnh.
Dù được tư vấn nên tiêm theo gói để được tiêm nhiều mũi hơn với giá rẻ hơn... bạn nên chọn các loại cần thiết và đăng ký tiêm lẻ từng liều.
Cách tuyệt vời nhất là liệt kê các mũi tiêm cần phải theo chương trình tiêm chủng mở rộng, sau đó đăng ký tiêm tại VNVC theo đúng các loại đó. Chọn thêm một vài loại nữa nếu địa phương bạn ở hay xuất hiện các dịch đặc trưng như thủy đậu/ quai bị.
Các loại sữa công thức tốt hiện nay
- Meiji Nhật: Có vị giống sữa mẹ, phát triển toàn diện, tăng miễn dịch tốt, DHA giúp phát triển trí não. Nhược điểm không tăng cân nhiều.
- Aptamil Úc: sữa mát thanh ngọt nhẹ, không táo bón, phát triển trí não- hệ tiêu hóa- hệ miễn dịch tốt. DHA và caxi cao. Nhược điểm giá cao.
- PediaSure Úc: phát triển chiều cao, tăng cân, 100% chất béo thực vật, nhiều năng lượng. Nhược điểm nóng.
- Nan Optipro Plus 1 Thụy Sĩ: hỗ trợ tiêu hóa tốt, tăng đề kháng, phát triển khỏe mạnh, hỗ trợ chiều cao và trí não. Sữa mát không táo bón. Nhược điểm ít tăng cân, không thích hợp với trẻ không dung nạp đường Lactose.
- Blackmores Úc: tăng cân, nhiều chất xơ, không gây táo bón, thơm ngon dễ uống. Nhược điểm không thích hợp với trẻ thừa cân béo phì.
- Morinaga nội địa Nhật: canxi, vitamin D giúp phát triển chiều cao, răng chắc khỏe. Lactoferrin giúp tăng đề kháng. AHA, ARA giúp phát triển não bộ và thị lực. Nhạt thanh mát dễ uống. Nhược điểm ít tăng cân.
- Bledilait Pháp: giàu Protein hấp thu nhanh, bé nhanh đói, thúc đẩy tăng trưởng cân nặng. Sắt cao, thơm mát ngọt nhẹ, ngừa táo bón. Nhược điểm không thích hợp với trẻ thừa cân béo phì.
- Một số sữa khác: Enfamil A2; Nan;
Lưu ý sữa phải được pha ở đúng nhiệt độ được khuyến cáo (thường là 70 độ). Pha không chuẩn độ dẫn tới khó tiêu.
Sổ tay ăn dặm
Bản chất của ăn dặm là ĂN BỔ XUNG. Khi đó sữa công thức dù có ăn nhiều đến mấy cũng không đủ cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho bé phát triển nữa. Ngay lập tức chế độ ăn phải giàu năng lượng hơn chứ không phải dạng ăn chay (ăn cháo dây, cháo với rau, không dầu ăn, không thịt).
Thời điểm ăn dặm tốt nhất là 5,5-6 tháng tuổi. Tăng thô từ 6 tháng, chờ mọc răng mới cho ăn thô là quá muộn. Thời điểm tắm tốt nhất là 10-11h sáng, hoặc 15-16h. Chỉ thêm gia vị sau khi con 1 tuổi. Thời điểm kéo cao cho con tốt nhất là 0-3 tuối, làm tốt con có thể +45cm. Từ 6-36 tháng trẻ hay ốm vặt vì vậy hãy tăng đề kháng (tham khảo Siro Kan tiêu chuẩn EU).
Công thức ăn dặm phù hợp với từng tháng tuổi có rất nhiều trên mạng internet bạn có thể tự tra cứu. Tham khảo khẩu phần 1 bữa ăn dặm thời điểm 6m của con (1-2 bữa một ngày, có thể ăn hết/ không ăn hết):
- Nhóm tinh bột: 10g gạo/ 2 thìa bột, nấu với 100ml nước để nấu ra cháo 1/10 cho con. Nếu bị táo 1h sau cho ăn thêm sữa chua.
- Nhóm rau củ cần 10g rau, tương đương 5 lá rau cải/ 8-10 là mồng tơi. Với củ (cà rốt, bí thì cứ khoảng thì lượng tương đương 1 ngón tay của người lớn.
- Nhóm thịt cá: cần 10g thịt, tương đương 1 ngón tay.
- Dầu mỡ nửa thìa. Đổi bữa dầu bữa mỡ để đảm bảo đa dạng nguồn chất béo cho con.
Bé 6-7 tháng ăn loãng, nhuyễn. Bé 8-9 tháng tăng độ thô dần. Bé 10 tháng có thể ăn thô hơn nhưng vẫn cần mềm và dễ nhai.
Kiểm tra dị ứng: Khi cho bé ăn một loại thực phẩm mới, nên cho bé ăn một lượng nhỏ và theo dõi phản ứng trong 24-48 giờ.
Không nêm muối, đường cho bé dưới 1 tuổi.
Để con ăn dặm thun thút, người mẹ luôn phải tuân thủ KỶ LUẬT BÀN ĂN như sau: luôn ngồi vào ghế; không quá 30ph; không tivi, điện thoại, làm trò...; đổi thực đơn mỗi ngày, tạo ngọt cho cháo tự tự nhiên; mời con ăn khi con vui vẻ, con khóc dừng bữa ăn (dễ bị sặc, tâm lý khó chịu dễ biếng ăn sinh lý sau này);
Quy tắc 3 cơ hội trong ăn uống: dưới 1 tuổi mời 3 lần, 2 tuổi mời 2 lần, 3 tuổi mời đúng 1 lần. Không ăn là dọn. Không ăn bù, không bữa phụ và phải đợi đến bữa chính sau.
Thuốc cho con
Những tuýp bôi có chứa Corticoid sử dụng rất hiệu quả nhưng nên hỏi ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ, nhất là trẻ em, vì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe như tới tuyến thượng thận: GENTRI-SONE (kem quốc dân chữa bách bệnh, lưu ý không được bôi vào vết thương bị loét hở); SILKRON (còn gọi là kem 7 màu, có thành phần tương tự Gentrisone); HIDEM (chàm, viêm da dị ứng, vảy nến, bỏng độ 1, côn trùng đốt, nấm da); PLUDINAR (viêm da, eczema, mày đay, lupus ban đỏ, vảy nến); BISILKON (chàm, viêm da, vẩy nến, hắc lào, lang ben, nấm); MAXGEL (eczem, viêm da, hăm, nấm da); FUCICORT (viêm da nhiễm khuẩn).
Con bị hăm tã thoa ít dầu oliu vài ngày là hết và rất an toàn/ sudocream.
Côn trùng đốt bôi Promethazin.
Ngứa bẹn bôi Canesten và vệ sinh sạch vùng nấm. Nếu ngứa nhiều uống thêm thuốc.
Triết lý giáo dục
4 trụ cột giáo dục của UNESCO: Học để biết (CÁCH BIẾT), học để làm việc (CÁCH LÀM), học để chung sống (KẾT NỐI) để khẳng định mình, học để thay đổi (PHÁT TRIỂN) mình và thay đổi thế giới tốt đẹp hơn.
Giáo dục bắt đầu từ điều gần gũi:
- Dạy trẻ biết thương yêu cha mẹ, cảm thông nỗi nhọc nhằn của gia đình.
- Khuyến khích trẻ đến với bạn bè bằng tình thương không phân biệt giàu nghèo.
- Đích đến cao nhất: Nuôi dưỡng con thành người văn minh, có lòng bao dung, trân trọng lịch sử và quê hương đất nước.
Các biến đổi của phương pháp giáo dục phù hợp với độ tuổi
Giai đoạn 0-6 tuổi: Xây dựng nền tảng: Phương pháp: Giáo dục qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh. Đây là thời kỳ "vàng" cho sự phát triển trí não, vì vậy hãy khuyến khích trẻ khám phá qua các hoạt động thực hành và tương tác. Mục tiêu: Phát triển cảm xúc, tư duy cơ bản, và thói quen tốt.
Giai đoạn 6-12 tuổi: Hình thành kỹ năng: Phương pháp: Kết hợp học tập và thực hành. Tăng cường giáo dục đạo đức, giúp trẻ hiểu về trách nhiệm và tính kỷ luật. Mục tiêu: Phát triển kỹ năng xã hội, kỹ năng học tập, và khả năng tự quản lý.
Giai đoạn 12-18 tuổi: Xây dựng tính cách: Phương pháp: Tập trung vào đối thoại, khuyến khích tư duy phản biện và khả năng tự đưa ra quyết định. Cha mẹ cần lắng nghe, định hướng thay vì áp đặt. Mục tiêu: Phát triển cá tính riêng, khả năng lập kế hoạch, và định hình giá trị sống lâu dài.
Bài học đầu đời:
- Bài toán đầu đời: ghi nhớ số điện thoại của bố mẹ.
- Bài thể dục đầu đời: học bơi.
- Bài địa lý đầu đời: địa chỉ nhà và đường về nhà.
- Bài giáo dục giới tính đầu đời: con không cho phép bất kỳ ai chạm vào vùng riêng tư trên cơ thể mình.
- Bài vật lý đầu đời: không cho tay vào ổ điện.
- Bài đạo đức đầu đời: con biết cảm ơn và xin lỗi đúng lúc.
- Bài lịch sử đầu đời: ngày tháng năm sinh các thành viên trong gia đình.
- Bài hóa học đầu đời: uống thứ gì phải đưa lên mũi ngửi trước, không uống thứ gì người lạ đưa.
- Bài tiếng Anh đầu đời: i love mom and dad.
- Giáo dục công dân đầu đời: nếu có bạo lực học đường, hãy về chia sẻ cùng bố mẹ.
Mười điều con phải nhớ
- Điều thứ nhất: không được tự tiện lấy đồ của người khác- đây gọi là ý thức.
- Điều thứ hai: gặp người lớn phải chào hỏi trước- đây gọi là lễ phép.
- Điều thứ ba: dùng xong đồ phải đặt lại chỗ cũ- đây gọi là thói quen.
- Điều thứ tư: không được nhắc lời người khác đang nói- đây gọi là tôn trọng.
- Điều thứ năm: không được lãng phí đồ ăn- đây gọi là trân trọng.
- Điều thứ sáu: không được chửi thề nói tục đây gọi là phẩm chất con người.
- Điều thứ bảy: việc của mình thì không được nhờ vào người khác- đây gọi là tự lập.
- Điều thứ tám: chủ động xin lỗi vì những sai lầm của mình- đây gọi là trải nghiệm.
- Điều thứ chín: học cách kiềm chế tính nóng nảy của mình- đây gọi là bản lĩnh.
- Điều thứ mười: phải có trách nhiệm với những lời mình hứa hẹn- đây gọi là chữ tín.
Chuẩn bị cho bé vào lớp 1
Trước khi trẻ bước vào môi trường trường học, việc trang bị cho trẻ những nguyên tắc sống cơ bản là vô cùng quan trọng. Điều này không chỉ giúp trẻ tự tin hơn mà còn giúp trẻ biết cách bảo vệ bản thân và ứng phó với những khó khăn. Dưới đây là một số nguyên tắc sống quan trọng mà bạn nên dạy cho trẻ:
Khác với mầm non thoải mái, tiểu học là bước chuyển đột ngột sang KPI học tập. Các nguyên tắc sẽ được thực hiện. Giai đoạn này sẽ là giai đoạn chuyển tiếp là bước ngoặt lớn và cũng là thách thức trong giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ.
Chuẩn bị tâm lý cho con, tránh con bị ngợp và sợ. Hãy sớm đưa vào nhận thức của con là con giỏi thế thì sang năm con sẽ được đi học, đi học thật là tuyệt vời, để đọc những cuốn sách bao điều hay đang chờ.
Xây dựng nề nếp ở trường:
Rèn luyện sớm, do trẻ có thói quen tập trung khá kém. Dạy con không nói chung chung, hãy nói những câu HÀNH ĐỘNG MẠNH. VD không nên nói đi học con nên chăm chú nghe giảng nhé, mà:
- Lúc cô giảng bài con hãy nhìn vào cô.
- Lúc cô viết chữ con hãy nhìn lên bảng.
- Lúc cô hỏi hãy lập tức giơ tay.
- Lúc cô gõ vào bảng nói hãy nhớ kỹ chỗ này, thì con hãy lập tức ghi nhanh vào vở.
- Cảm ơn- khi được giúp đỡ; xin lỗi và nhận trách nhiệm khi sai.
- Chào khi gặp người lớn hơn.
- Khi trả lời người lớn không được chỉ gật hay lắc đầu. Vì con có miệng nên hãy chào hỏi, dạ thưa, hỏi thăm sức khỏe người lớn tuổi.
Xây dựng mối quan hệ với bạn bè:
- Dạy trẻ cách CHỦ ĐỘNG chào hỏi, giới thiệu bản thân và bắt đầu cuộc trò chuyện: "Chào bạn, mình tên là Nam, bạn tên gì?"; "Chúng mình có thể chơi cùng nhau không?"; "Bạn thích vẽ không?"; "Bạn thích chơi trò gì nhất?" Mẹo: Hãy cho trẻ luyện tập những câu này ở nhà để bé cảm thấy tự tin khi giao tiếp với bạn mới.
- Chia sẻ đồ dùng học tập: "Bạn cần bút chì không? Mình có thể cho bạn mượn!";
- Giúp đỡ bạn bè khi cần: Nếu thấy bạn làm rơi sách vở, hãy dạy trẻ cách giúp nhặt lên. Nếu bạn gặp khó khăn, hãy khuyến khích con nói:"Mình giúp bạn nhé!"
- Biết lắng nghe: Dạy trẻ cách nghe khi bạn nói, không ngắt lời; Nhìn vào mắt bạn khi nói chuyện để thể hiện sự quan tâm, sự chân thành. Điều này cũng rèn luyện sự tự tin và văn minh trong ứng xử.
- Tôn trọng cảm xúc của bạn: Nếu bạn buồn, có thể an ủi: "Bạn có muốn kể cho mình nghe không?"; Nếu bạn tức giận, hãy để bạn có thời gian bình tĩnh lại.
- Không đánh nhau hoặc la hét khi giận. Dạy trẻ nói ra cảm xúc của mình thay vì hành động: "Mình không thích bạn lấy bút chì của mình mà không hỏi!". Nếu có tranh cãi, hãy thử tìm cách nhường nhịn và thương lượng.
- Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động nhóm.
Thời gian biểu ở nhà:
- Sau khi đi học về nghỉ ngơi 20ph, ăn trái cây, uống nước, trò chuyện mà không được xem tivi hay điện thoại. Làm và hoàn thành bài tập về nhà trước bữa tối, không trì hoãn.
- Sau bữa tối, ôn lại nội dung bài đã học trong vòng 1h. Xem trước bài hôm sau và soạn sách vở.
- Sau khi con hoàn thành, con được tự do với các hoạt động yêu thích và hình thành thói quen. Trò chuyện với con trước khi đi ngủ về chuyện trong ngày, cả ở lớp và ở nhà.
- Những điều cần nhớ nên học vào buổi sáng.
Mẹo học tập:
- Sử dụng thêm bán cầu phải cho một vấn đề cần nhớ, bằng cách biến nó trong tâm trí thành hình ảnh/màu sắc/biểu tượng/sơ đồ tư duy...
-
vận dụng nhiều giác quan: Nhìn – Sử dụng tranh ảnh, sơ đồ, màu sắc để ghi nhớ. Nghe- Nghe bài giảng, thu âm lại giọng mình đọc bài để nghe lại. Viết – Ghi chép bằng tay giúp nhớ lâu hơn so với gõ máy tính. Nói – Giải thích lại bài học cho người khác để củng cố kiến thức. Vận động – Vừa học vừa kết hợp vận động (nhún nhảy, đi lại) giúp não tỉnh táo hơn.
- Dạy bé cách sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức.
- Hãy đọc chậm và tìm ra các TỪ KHÓA quan trọng: các từ lặp lại nhiều lần trong bài học; các từ được in đậm, in nghiêng, gạch chân trong sách. Mẹo luyện tìm từ khóa: Khi đọc một đoạn văn, hãy thử tóm tắt lại chỉ bằng 3-5 từ khóa chính; Dùng bút màu gạch chân các từ quan trọng khi đọc bài..
- Tạo ra các ghi chú tóm tắt những điểm quan trọng. Ghi chú kiểu Cornell (Cornell Note-taking Method): ✅ Cột bên trái (Từ khóa/Câu hỏi - ⅓ trang): Viết các từ khóa hoặc câu hỏi chính.✅ Cột bên phải (Ghi chú chính - ⅔ trang): Ghi lại nội dung bài học theo ý hiểu của mình.✅ Dưới cùng (Tóm tắt - 4-5 dòng): Ghi ngắn gọn nội dung quan trọng nhất.
- Rèn luyện sự TẬP TRUNG cho con: Đọc 1 dãy số rồi yêu cầu con đọc ngược lại; Trẻ lớp 1 thường khó tập trung trong thời gian dài. Hãy chia bài học thành các đoạn ngắn khoảng 10-15 phút, với mục tiêu cụ thể, ví dụ "Con hãy viết 5 chữ cái này trong 5 phút nhé!". Sau đó cho trẻ nghỉ ngơi vài phút.
- Giúp con lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch. Đơn giản như tạo một bảng lịch trình hàng ngày với các hoạt động cụ thể/ kế hoạch để chữ đẹp với mỗi ngày 1 trang luyện, trong 7 ngày...
Phòng ngừa mất đồ dùng học tập:
Không được tự tiện lấy đồ của người khác đây gọi là ý thức. Nhưng không phải bạn nào cũng như vậy, và cũng có thể do chính con không cẩn thận. Hãy:
- Giúp con đánh dấu tên mình vào đồ dùng học tập. Vì thực tế đã có những đồ thày cô hỏi không ai nhận.
- Đặt tên cho những đồ dùng, biến chúng thành những người bạn và tạo ra những câu chuyện thú vị. Ví dụ sáng nay em bút chì xanh và em thước kẻ vàng cùng chị Ngân xinh đẹp đến trường và cùng học tập chăm chỉ nhé, đừng để em bị đi lạc nhé...
- Lập danh sách đồ dùng và dán ở khu vực bàn học. Mỗi ngày đi học về mất đồ dùng nào thì hãy dán lên đó một mặt buồn, và cuối tuần mẹ con cùng kiểm tra để khen/ rút kinh nghiệm.
Dạy trẻ về sự nguy hiểm đến từ người khác:
Con người bên cạnh những đức tính tốt như:
- Lòng trắc ẩn: Khả năng đồng cảm và thấu hiểu nỗi đau của người khác, từ đó hành động để giúp đỡ.
- Tính hợp tác: Con người có xu hướng làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung, thể hiện qua tinh thần đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau.
- Tình yêu thương: Khả năng yêu thương, quan tâm và gắn bó với người khác, từ gia đình, bạn bè đến cộng đồng.
- Lòng vị tha: Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì người khác hoặc vì lợi ích chung.
- Tính sáng tạo: Khả năng tư duy độc đáo, tạo ra cái mới và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
- Tính kiên trì: Khả năng vượt qua khó khăn, thử thách để đạt được mục tiêu.
- Tính công bằng: Mong muốn sự công bằng và bình đẳng trong các mối quan hệ xã hội.
- Tính hiếu kỳ: Ham học hỏi, khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh.
Họ đều tiềm ẩn các mức độ các đức tính tiêu cực sau:
- Tham lam: Mong muốn sở hữu nhiều hơn những gì mình cần, thường dẫn đến hành vi ích kỷ.
- Đố kỵ: Cảm giác khó chịu hoặc bất mãn khi thấy người khác thành công hoặc có được điều mình mong muốn.
- Ích kỷ: Chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà bỏ qua nhu cầu của người khác.
- Ghen tị: Cảm giác bực bội khi người khác có được thứ mình muốn.
- Hung hăng: Xu hướng sử dụng bạo lực hoặc lời nói để đạt được mục đích.
- Lừa dối: Hành vi gian lận, không trung thực để đạt lợi ích cá nhân.
- Lười biếng: Thiếu động lực hoặc nỗ lực trong công việc và cuộc sống.
Và chỉ trực chờ sự bất cẩn, dễ dãi trong lời nói và hành động của trẻ là nó sẽ phát tác. Vì vậy:
Dạy trẻ không nói chuyện, không nhận quà và không đi theo người lạ mà chưa có sự đồng ý của cha mẹ.
Quy tắc "5 vùng cấm" trên cơ thể: Không ai được phép chạm vào các vùng riêng tư của trẻ, và trẻ cũng không được chạm vào người khác ở những vùng đó.
Dạy trẻ cách nói "không" một cách dứt khoát, với bất kỳ ai hoặc bất kể điều gì nếu cảm thấy không thoải mái. Đặc biệt trong trường hợp bị người khác chạm vào 5 vùng cấm (trừ khi có sự đồng ý của trẻ trong những tình huống hợp lý như vệ sinh cá nhân do cha mẹ hỗ trợ hoặc khám bệnh với bác sĩ có người thân đi cùng): Miệng – Không ai được ép trẻ hôn, chạm vào miệng hoặc đưa vật gì vào miệng trẻ nếu trẻ không muốn; Ngực (đối với bé gái) và ngực trên (đối với bé trai) – Đây là khu vực riêng tư, không ai được chạm vào; Vùng giữa hai đùi – Bộ phận sinh dục là khu vực tuyệt đối cấm chạm; Mông – Không ai được đụng chạm hoặc đánh vào mông của trẻ; Đùi trong – Đây là khu vực gần bộ phận nhạy cảm, cần được bảo vệ. Dùng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu: Ví dụ, có thể nói “Những vùng này thuộc về con, không ai được phép chạm vào nếu con không đồng ý.”
- Dùng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu: Ví dụ, có thể nói “Những vùng này thuộc về con, không ai được phép chạm vào nếu con không đồng ý.”
- Không tạo sợ hãi, nhưng phải rõ ràng: Dạy trẻ hiểu đây là vấn đề quan trọng, nhưng không làm trẻ hoảng sợ.
- Dạy trẻ cách phản ứng nếu bị xâm phạm: Hướng dẫn trẻ nói “KHÔNG!”, rời đi ngay và kể với người lớn đáng tin cậy nếu ai đó cố tình chạm vào 5 vùng này.
- Nhấn mạnh trẻ không có lỗi: Nếu bị ai đó xâm phạm, đó không phải lỗi của trẻ, và trẻ cần chia sẻ ngay với cha mẹ hoặc thầy cô.
Dạy trẻ trước những khó khăn chực chờ:
- Bình tĩnh khi gặp vấn đề: Dạy trẻ hít thở sâu thở đều 3 lần, suy nghĩ cách giải quyết thay vì hoảng loạn.
- Tìm người giúp đỡ khi cần: Nếu gặp khó khăn, hãy tìm cha mẹ, thầy cô hoặc người lớn đáng tin cậy.
Câu chuyện giữa 2 mẹ con:
- Trên tay mẹ là quả chuối đây là sự thật hay ý kiến?
- Là sự thật
- Vậy nếu mẹ nói quả chuối của mẹ ngon hơn quả cam của con, đây là sự thật hay ý kiến
- Ý kiến
- Đúng rồi. Mẹ nói quả chuối của mẹ ngon hơn quả cam của con đây chỉ là ý kiến cá nhân của mẹ, không đại diện cho sự thật. Vậy nếu ở trường có bạn nói áo của con không đẹp, tóc con không đẹp, cặp sách của con không đẹp... Đây chỉ là ý kiến cá nhân của họ, không đại diện cho sự thật. Vậy nên chúng ta không cần vì ý kiến của người khác mà buồn cả ngày mà đau lòng đúng không? Vậy con có thích ăn ớt này không?
- Không thích.
- Thế mẹ có thích ăn không?
- Mẹ thích, ngày nào mẹ cũng ăn.
- Đúng rồi! Với cùng một thứ có người thích và cũng sẽ có người không thích. Chúng ta không thể kiểm soát suy nghĩ và ý kiến của người khác. Vậy nếu ở trường có bạn nói tớ không chơi với cậu nữa, tớ không thích cậu nữa thì con sẽ làm gì?
- Không chơi thì thôi ạ, đâu phải lỗi của con. Con sẽ tìm các bạn thích con và con cũng thích để chơi.
- Đúng rồi Dù có người không chơi với chúng ta điều đó cũng không có nghĩa là chúng ta không tốt đúng không?
Phải biết đặt giới hạn cho lòng tốt của mình. Lòng tốt là quan trọng nhưng cũng rất dễ bị lợi dụng.
Ở trường lớp thì không tránh được chuyện bị TẨY CHAY, không nên cố gắng chống lại nó. Nếu không ai muốn chơi với mình hãy chơi một mình, chứ đừng tự làm khổ mình để lấy lòng người khác.
Chỉ có cách duy nhất lấy lại sự cân bằng là khi bị tẩy chay trong môi trường này thì tỏa sáng trong môi trường khác. Hãy chọn sống biên độ rộng trong nhiều môi trường, nhiều nhóm sinh hoạt.
Phải dạy con đối mặt với tình huống mất mát tầm quan trọng của việc đứng lên chống lại bắt nạt từ sớm, để ngăn chặn nó trở thành một vấn đề lặp lại và lơn hơn trong tương lai: Con bị lớp trưởng của nó lấy đi 5 cây bút chì. Trước hết yêu cầu con tìm cách lấy lại. Sau một số lần không thành công và sợ hãi, cuối cùng người bắt nạt đã trả lại 5 cây bút chì mới. Ngay sau đó tôi đã khuyến khích con chia sẻ 2 trong số 5 cây bút với người đã bắt nạt con, nhằm xây dựng một mối quan hệ tốt hơn và dạy cho con bài học về lòng khoan dung chia sẻ. Người học giỏi chỉ kiếm được việc làm, hãy biết chia sẻ và cho đi để tập làm lãnh đạo. Bởi chắc chắn là mọi người sẵn sàng để bạn dẫn dắt là vì họ tin rằng họ có thể hưởng lợi từ bạn. Khi còn trẻ thì hãy trở thành kiểu người cho đi đồ chơi, cho đi thức ăn...để trở thành người thực sự hấp dẫn.
Khi con gặp phải vấn đề không thể giải quyết, đừng xấu hổ khi nhờ người khác giúp đỡ.
Ngay cả khi con nhìn thấy rất nhiều người xấu, con không được bắt chước học theo. Bạn xấu không có nghĩa là mình cũng xấu.
Dạy trẻ về an toàn giao thông:
- Dạy trẻ nhận biết các biển báo giao thông cơ bản.
- Dạy trẻ cách sang đường an toàn.
Dạy trẻ về các tình huống khẩn cấp:
- Dạy trẻ nhớ số điện thoại của bố mẹ, địa chỉ nhà, cách tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn khi cần thiết.
- Kêu cứu khi cần thiết: Nếu gặp nguy hiểm, hãy la to "CỨU!" hoặc "ĐỪNG CHẠM VÀO CHÁU!".
Tự lập và tự tin:
- Dạy trẻ tự chăm sóc bản thân: tự mặc quần áo, tự ăn uống, tự vệ sinh cá nhân, cách dọn dẹp đồ chơi và giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Ở lớp phải học cách tự lập, làm được thì gắng làm, đừng làm gì cũng phải nhờ người khác.
- Dạy trẻ cách diễn đạt ý kiến rõ ràng: Khuyến khích trẻ nói chuyện và đặt câu hỏi. Dạy trẻ cách sử dụng ngôn ngữ lịch sự và phù hợp.
- Khuyến khích trẻ tự đưa ra quyết định: Cho trẻ cơ hội lựa chọn trong những tình huống đơn giản. Khuyến khích trẻ bày tỏ ý kiến và suy nghĩ của mình.
- Khen ngợi và động viên trẻ: Hãy khen ngợi nỗ lực của trẻ thay vì chỉ tập trung vào kết quả.
Kỹ năng giao tiếp và ứng xử
- Biết nói "Xin lỗi" và "Cảm ơn" , biết ơn những người đã giúp đỡ mình. Dạy trẻ biết chấp nhận thất bại và biết rút kinh nghiệm từ những sai lầm.
- Biết từ chối khi không thích: Nếu không muốn điều gì, trẻ có quyền nói "Không".
- Lắng nghe và chia sẻ: Hướng dẫn trẻ cách lắng nghe người khác và bày tỏ suy nghĩ một cách hợp lý.
- Giữ lời hứa: Nếu đã hứa làm gì, hãy làm đến cùng.
Những mẫu câu nên thường xuyên sử dụng với con
Việc sử dụng đa dạng các dạng câu hỏi và câu nói phù hợp sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ gần gũi, tin cậy với con, đồng thời hỗ trợ con phát triển tư duy, cảm xúc và kỹ năng sống. Hãy luôn lắng nghe, tôn trọng và đồng hành cùng con trên hành trình trưởng thành!
1. Câu thông báo (Thông tin rõ ràng, cụ thể)
- Mục đích: Giúp trẻ hiểu rõ tình huống, yêu cầu hoặc kế hoạch sắp tới.
- Ví dụ: "5 phút nữa chúng ta sẽ đi ra ngoài nhé!"; "Hôm nay mẹ sẽ đón con muộn hơn một chút."; "Con cần dọn dẹp đồ chơi trước khi ăn tối."
2. Câu hỏi mở (Khuyến khích trẻ suy nghĩ và chia sẻ)
Câu hỏi ĐÓNG (là câu trả lời chỉ có một chữ dạng có/ không, chưa/ rồi) không giúp bé động não, là nền tảng để phát triển tư duy. Câu dạng mệnh lệnh "đi ngủ ngay" kích thích con không hợp tác, Dễ thở hơn là câu dạng thông báo "đến giờ đi ngủ rồi"/ câu hỏi "đến giờ đi ngủ chưa?". Tuy nhiên nó vẫn là dạng câu hỏi đóng. Câu hỏi mở giúp kích thích tư duy, khuyến khích trẻ bày tỏ cảm xúc và ý kiến.
Ví dụ: "Hôm nay ở trường có gì vui không con?"; "Con nghĩ chúng ta nên làm gì để giải quyết vấn đề này?"; "Theo con, tại sao bạn ấy lại buồn như vậy?"; "cái này để làm gì?"; "Tại sao cái bàn có 4 chân?"; "Nếu cho con 1 triệu đồng, con sẽ tiêu nó như thế nào?"; "Theo con, việc đi học có lợi ích gì?"; "Con nghĩ mình có tài năng gì (giúp con xây dựng nhận thức thứ mình sẵn có)."; "Con nghĩ một gia đình hạnh phúc là như thế nào, bố và mẹ nên làm gì? (giúp xây dựng sự hiểu biết về hạnh phúc)."
Câu hỏi mở là "con ơi sắp tới giờ gì rồi?".Tất nhiên là phải trước đó đã đi kèm với lề luật đã đặt ra, không để con cà chớn lách luật. Là thống nhất với con người tốt là phải biết giữ lời. Nếu không giữ lời sẽ đi kèm hình phạt lớn. Như không được đi du lịch với cả gia đình. Khi con hiểu, thì có các bước tiếp theo: vậy một phút nữa tắt tivi nhé, mai xem tiếp (để con đỡ tiếc nuối). Lưu ý mỗi lần chỉ một bài học thôi, không lan sang việc dạy khác. Nếu bạn vẫn vòi khóc, hãy nói "nè, cha mẹ khác đã tát tivi cái rụp rồi đó"... xem thêm tại @tranthiailien.official.
3. Câu khen ngợi (Ghi nhận nỗ lực và thành tích của trẻ)
- Mục đích: Xây dựng sự tự tin, khích lệ tinh thần và động viên trẻ tiếp tục cố gắng.
- Ví dụ: "Con làm rất tốt khi tự giác làm bài tập!"; "Mẹ rất tự hào vì con đã giúp đỡ em."; "Con vẽ bức tranh này đẹp quá, màu sắc rất sinh động!"
4. Câu gợi ý (Hướng dẫn trẻ tự quyết định)
- Mục đích: Giúp trẻ phát triển kỹ năng ra quyết định và tư duy độc lập.
- Ví dụ: "Theo con, chúng ta nên chọn quyển sách nào để đọc tối nay?"; "Con muốn mặc bộ đồ nào đi học ngày mai?"; "Con nghĩ mình nên làm gì để xin lỗi bạn?"
5. Câu khuyến khích (Động viên trẻ cố gắng)
- Mục đích: Truyền cảm hứng và giúp trẻ không bỏ cuộc khi gặp khó khăn.
- Ví dụ: "Con làm được mà, hãy thử lại lần nữa xem!"; "Mẹ tin con có thể làm tốt hơn nếu con kiên trì."; "Không sao đâu, ai cũng có lúc mắc lỗi, con hãy rút kinh nghiệm nhé."
6. Câu thể hiện sự đồng cảm (Thấu hiểu cảm xúc của trẻ)
- Mục đích: Giúp trẻ cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu.
- Ví dụ: "Mẹ hiểu con đang buồn vì không được đi chơi."; "Con có vẻ mệt, mẹ thấy con không vui lắm."; "Chắc con rất thất vọng khi không thắng cuộc thi."
7. Câu nhắc nhở nhẹ nhàng (Hướng dẫn trẻ thực hiện điều cần làm)
- Mục đích: Giúp trẻ nhớ và thực hiện các nhiệm vụ mà không cảm thấy bị áp lực.
- Ví dụ: "Con nhớ rửa tay trước khi ăn nhé!"; "Đừng quên cất đồ chơi sau khi chơi xong con nhé."; "Con kiểm tra lại bài tập trước khi đi ngủ nhé."
8. Câu hỏi về cảm xúc (Khuyến khích trẻ chia sẻ cảm xúc)
- Mục đích: Giúp trẻ nhận biết và bày tỏ cảm xúc của mình.
- Ví dụ: "Con cảm thấy thế nào khi bị bạn nói như vậy?"; "Có chuyện gì làm con vui hôm nay?"; "Con có muốn nói với mẹ điều gì không?"
9. Câu khẳng định tình yêu thương (Xây dựng sự gắn kết và an toàn cảm xúc)
- Mục đích: Giúp trẻ cảm nhận được tình yêu thương và sự ủng hộ từ cha mẹ.
- Ví dụ: "Dù thế nào đi nữa, mẹ vẫn luôn yêu con."; "Con là điều tuyệt vời nhất đối với bố mẹ."; "Bố mẹ luôn ở bên con, dù có chuyện gì xảy ra."' "mẹ rất yêu con, chỉ không đồng ý với hành vi này thôi".
10. Câu hỏi về ý kiến (Tôn trọng và lắng nghe quan điểm của trẻ)
- Mục đích: Khuyến khích trẻ thể hiện bản thân và cảm thấy được tôn trọng.
- Ví dụ: "Con nghĩ sao về kế hoạch này của gia đình mình?"; "Theo con, chúng ta nên đi đâu vào cuối tuần?"; "Con có ý tưởng gì cho bữa tối nay không?"
11. Câu hỏi về giải pháp (Khuyến khích trẻ tư duy giải quyết vấn đề)
- Mục đích: Rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề.
- Ví dụ: "Con nghĩ mình nên làm gì để không bị trễ học nữa?"; "Làm thế nào để con và em không cãi nhau nữa nhỉ?"; "Con có cách nào để tiết kiệm tiền không?"
12. Câu hỏi về kế hoạch (Khuyến khích trẻ lập kế hoạch và tổ chức)
- Mục đích: Giúp trẻ phát triển kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian.
- Ví dụ: "Con định làm gì vào ngày nghỉ cuối tuần?"; "Kế hoạch học tập của con trong tuần này là gì?"; "Con muốn chuẩn bị gì cho buổi dã ngoại sắp tới?"
13. Câu hỏi về ước mơ (Khuyến khích trẻ mơ ước và phấn đấu)
- Mục đích: Nuôi dưỡng ước mơ và khuyến khích trẻ theo đuổi mục tiêu.
- Ví dụ: "Con ước mơ sau này sẽ làm nghề gì?"; "Nếu con có thể đi bất cứ đâu, con muốn đi đâu nhất?"; "Con muốn trở thành người như thế nào khi lớn lên?"
14. Câu hỏi về sở thích (Hiểu và khuyến khích sở thích của trẻ)
- Mục đích: Giúp trẻ cảm thấy được quan tâm và khuyến khích phát triển đam mê.
- Ví dụ: "Con thích nhất môn học nào ở trường?"; "Con muốn học thêm kỹ năng gì trong kỳ nghỉ hè này?"; "Con thích chơi môn thể thao nào nhất?"
15. Câu hỏi về kỷ niệm (Gợi nhớ và chia sẻ kỷ niệm đẹp)
- Mục đích: Tạo sự gắn kết và giúp trẻ cảm nhận được giá trị của những khoảnh khắc đáng nhớ.
- Ví dụ: "Con nhớ nhất kỷ niệm nào của gia đình mình?"; "Chuyến đi chơi nào làm con vui nhất?"; "Con thích nhất món quà nào mà bố mẹ tặng con?"l.
Sự khác biệt giữa 2 nhóm cha mẹ: Thông thường- Thông thái
- Bên con cả ngày- Có không gian riêng.
- Xử lý hậu quả- Xử lý gốc rễ vấn đề.
- Luôn trả lời con- Dạy con tìm lời giải.
- Dọn đồ chơi cho con- Để con tự dọn.
- Con ngã mẹ nâng- Con ngã tự đứng.
- Con khóc thì dỗ- Con khóc tự nín.
- Ép con khi con không ăn- Cho con nhịn bữa.
- Nhắc con mới chào- Tự giác chào hỏi.
- Con không biết xin lỗi- Biết xin lỗi khi sai.
Bố mẹ thông thái:
- Không tự ý chạm vào con, cố bế con khi con chưa muốn, trừ khi con chủ động muốn ôm. Ngay cả khi con khóc nhỏ hoặc ngừng khóc, cũng chủ động hỏi con có muốn mẹ ôm không.
- Không cố gắng giải thích, dạy bảo khi con đang khóc lóc ăn vạ. Vì thực ra sẽ sẽ chẳng thể vào đầu thứ gì lúc này.
- Ăn vạ khóc lóc đòi hỏi đồng nghĩa với "không có gì cả". Tránh đáp ứng để con hiểu đó là phần thưởng cho việc ăn vạ. Thay vì yêu cầu "nín khóc ngay", hãy nói: "nếu khóc giúp con đỡ bực mình thì con cứ khóc tiếp đi (mẹ sẽ ngồi đây chờ). Khi nào khóc xong thì gọi mẹ nhé.
- Nếu con đánh mẹ, hãy giữ tay và nói: "Mẹ rất yêu con nhưng mẹ không để con đánh mẹ đâu" và tránh xa một chút.
- Thay vì "con sẽ bị phạt ngồi một mình", hãy nói: "mẹ con mình cùng ngồi xuống đây và thử nghĩ xem có cách nào tốt hơn không nhé".
- Thay vì "đừng có lèo nhèo nữa", hãy nói: "nếu con muốn mẹ giúp thì con bình tĩnh nói chuyện và kể cho mẹ xem có chuyện gì và con cần gì nhé".
- Thay vì "mẹ phải nói bao nhiêu nữa", hãy nói: "con đã từng hứa với mẹ là sẽ... đúng không?".
- Con la hét (nguyên nhân: con đang hết sức để truyền đạt nhu cầu của mình trong khi chưa đủ ngôn từ diễn đạt/ thiếu kỹ năng điều tiết cảm xúc/ thu hút sự chú ý/ kiểm tra khám phá gianh giới của người khác...), hãy nói: "mẹ sẽ nói chuyện khi con nhỏ tiếng như cách mẹ đang nói".
- Khéo léo dạy con qua những cuộc trò chuyện vợ chồng: anh ơi, anh có nghe về cậu bé nhà hàng xóm chưa? tối qua bị đau bụng phải gọi xe cấp cứu đấy. Nghe nói là tại ăn kem trước khi đi ngủ... May mà con bé nhà mình không thế...
- Nói CÓ GÌ ẤM ỨC THÌ NÓI RA CON, thay vì KHÔNG ĐƯỢC KHÓC.
- Nói MẸ TIN LÀ CON NGHE THẤY thay vì CON ĐIẾC À.
- Nói CON IM LẶNG CHÚT NÀO, thay vì MÀY ĐIẾC À.
- Nói CÒN BAO LÂU NỮA thày vì NHANH LÊN.
- Chắc chắn là con làm được.
- Mọi thứ rồi sẽ ổn thôi. Bố mẹ luôn ở bên con.
- Ngày bằng tuổi con, bố cũng hay mắc sai lầm như thế. Con chơi cừ quá, hơn bố trước kia rồi.
- Bố tin ở con.
- Con là người bạn tốt của bố.
- Con phải tự yêu bản thân mình trước.
Khi người ta nói cái gì sai vì mình, mà mình im lặng và không để ảnh hưởng mình thì cũng tốt. Nhưng từ từ nó sẽ làm cho mình yếu kém đi. Vậy sau khi im lặng bỏ qua, con hãy cương trực lên tiếng một cách ôn tồn lịch sự: "Bạn có quyền nói gì đó bạn muốn, nhưng tôi không như vậy".
Hãy luôn khen con THÔNG MINH. Nó sẽ làm tăng chỉ số IQ cho con.
Không thỏa hiệp với những mè nheo của con, đánh đổi một kết quả tầm thường nhưng thường xuyên để tạo nên một thói quen xấu rất khó bỏ. Ví như đứa trẻ không ăn, đừng bao giờ bật tivi để thêm được vài thìa cơm.
Rèn luyện tính tự lập
Tự lập là một kỹ năng quan trọng mà cha mẹ cần dạy trẻ từ nhỏ. Dưới đây là gợi ý những công việc trẻ nên tự làm, phù hợp với từng độ tuổi, giúp trẻ rèn luyện kỹ năng sống và phát triển trách nhiệm.
Giai đoạn 2-3 tuổi: Tập làm quen với tự lập
Trẻ nhỏ ở độ tuổi này đã bắt đầu tò mò và thích bắt chước người lớn. Hãy khuyến khích trẻ tự làm những việc đơn giản: Tự dọn đồ chơi sau khi chơi xong. Mang quần áo bẩn đến giỏ đựng đồ. Học cách tự xúc ăn (dù có thể hơi vụng về). Hỗ trợ bố mẹ lau bàn bằng khăn mềm.
Giai đoạn 4-5 tuổi: Học cách làm việc có tổ chức
Trẻ bắt đầu có khả năng làm những việc phức tạp hơn, với một chút hướng dẫn từ người lớn: Tự mặc quần áo (dù cần giúp đỡ khi cài cúc hoặc kéo khóa). Gấp quần áo đơn giản, như áo thun hoặc khăn. Đặt bát đĩa vào bồn sau khi ăn xong. Tưới nước cho cây nhỏ. Hỗ trợ dọn bàn ăn, ví dụ lấy thìa, đĩa.
Giai đoạn 6-8 tuổi: Tăng tính trách nhiệm
Ở độ tuổi đi học, trẻ đã hiểu khái niệm về trách nhiệm và có khả năng hoàn thành các công việc cơ bản: Dọn giường sau khi thức dậy. Chuẩn bị cặp sách và đồ dùng học tập cho ngày mới. Cho thú cưng ăn. Gấp quần áo phức tạp hơn hoặc giúp phơi đồ. Hỗ trợ làm bữa sáng đơn giản như lấy ngũ cốc hoặc phết bơ bánh mì.
Giai đoạn 9-12 tuổi: Rèn luyện kỹ năng sống cơ bản
Trẻ đã đủ khả năng để làm nhiều việc độc lập hơn, phù hợp với sự phát triển thể chất và tư duy: Giúp dọn dẹp nhà cửa như quét nhà, hút bụi, lau sàn. Rửa bát hoặc xếp bát đĩa vào máy rửa bát. Tự chuẩn bị bữa ăn đơn giản, như làm sandwich hoặc chiên trứng. Gấp chăn màn gọn gàng mỗi sáng. Hỗ trợ mua sắm nhỏ, ví dụ cầm danh sách đi siêu thị cùng bố mẹ.
Giai đoạn 13-15 tuổi: Học cách tự quản lý
Đây là độ tuổi tiền trưởng thành, trẻ cần làm quen với việc tự chịu trách nhiệm và sẵn sàng cho cuộc sống độc lập: Tự quản lý thời gian học tập và giải trí. Giặt quần áo và biết sử dụng máy giặt. Lên kế hoạch và chuẩn bị bữa ăn cơ bản cho cả gia đình. Làm các việc bảo trì nhỏ trong nhà, như thay bóng đèn, sửa đồ dùng đơn giản. Quản lý tiền tiêu vặt, học cách tiết kiệm.
Giai đoạn 16 tuổi trở lên: Sẵn sàng cho cuộc sống độc lập
Lúc này, trẻ đã gần như trưởng thành, nên tập trung vào các kỹ năng thực tế chuẩn bị cho cuộc sống tự lập: Quản lý tài chính cá nhân: mở tài khoản ngân hàng, ghi chép chi tiêu. Biết nấu các bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng. Dọn dẹp và giữ gìn nhà cửa sạch sẽ. Đi lại độc lập, biết cách lên kế hoạch cho các chuyến đi. Tham gia vào việc giải quyết các vấn đề gia đình, như lên kế hoạch chi tiêu hoặc hỗ trợ chăm sóc em nhỏ.
Rèn luyện sự điềm tĩnh, tự tin, đưa ra giải pháp, đương đầu thử thách:
Dạy cách kiềm chế:
- Khi con đòi xem TV, hãy nói: “Mẹ sẽ đặt hẹn giờ 5 phút, nếu con chờ được thì sẽ được xem lâu hơn một chút.” Dùng đồng hồ đếm ngược để con nhìn thấy thời gian trôi qua.
- Đặt một viên kẹo trước mặt con và nói: “Nếu con đợi 5 phút mà không ăn, mẹ sẽ cho con 2 viên kẹo thay vì 1 viên.”
- Khi con tức giận, hãy nói: “Con hãy vẽ hoặc viết cảm xúc của mình vào đây trước khi nói chuyện.” Sau khi bình tĩnh lại, cùng con đọc lại hoặc xé giấy để giải tỏa.
- Trò chơi “Chậm lại một chút” (Kiểm soát lời nói): Khi con muốn nói ngay lập tức, cha mẹ ra hiệu “Ngón tay chờ đợi”. Yêu cầu con hít thở sâu 3 lần rồi mới nói. Nếu con đợi đủ 10 giây mà không nói chen ngang, con được một điểm tích lũy.
- Hộp phần thưởng tích điểm (Học cách chờ đợi): Mỗi khi con hoàn thành nhiệm vụ (tự dọn dẹp đồ chơi, làm bài tập mà không than vãn), con sẽ nhận được một ngôi sao. Khi tích đủ 10 ngôi sao, con có thể đổi lấy một phần thưởng.
- Chiếc đồng hồ "Bình tĩnh lại" (Kiểm soát cơn buồn bã): Khi con khóc lóc hoặc mè nheo, hãy đưa cho con một đồng hồ cát nhỏ (hoặc đặt hẹn giờ 3 phút). Nói với con: “Con có thể buồn, nhưng hãy thử nhìn đồng hồ này. Khi cát chảy hết, con hãy nói cho mẹ biết con muốn gì.” Khi hết thời gian, giúp con diễn đạt cảm xúc bằng lời thay vì khóc.
- Trò chơi “Bật đèn xanh - Đèn đỏ” (Kiểm soát hành động): Khi con đang chạy hoặc chơi đùa, cha mẹ hô: "Đèn xanh!" → Con có thể chạy. "Đèn đỏ!" → Con phải đứng yên ngay lập tức. Bắt đầu với nhịp chậm, sau đó tăng tốc để rèn khả năng phản xạ. Giúp con biết kiềm chế hành động, tránh hành động vội vàng.
Tình huống bé làm vỡ chiếc bát và cách xử lý của ông bố:
- Ôi không. con ổn chứ con ổn ạ Con có bị thương không?
- Không ạ
- Ôi chiết bát yêu thích của mẹ. Chuyện gì đã xảy ra vậy con?
- Con đã cố lấy một quả chuối ạ chỉ là bị trượt tay thôi ạ
- Bà của mẹ con đã tặng mẹ cái này. Nhưng không sao đâu đó chỉ là một tai nạn thôi đúng không?
- Đúng ạ
- Vì vậy con đừng lo lắng về nó nhé! Ừm, bố nghĩ chúng ta nên dọn cái này đi đúng không?
- Dạ đúng ạ
- Được rồi. Đừng di chuyển khỏi đó nhé
- Vâng ạ
- Bố sẽ dọn dẹp chỗ này
- Bố ơi con thực sự xin lỗi
- Ờ bố biết mà con trai, đừng lo lắng và điều đó nhé
- Vâng ạ
- Thì đó chỉ là tai nạn thôi. Giờ chúng ta làm sao nói với Mẹ đây? đó chỉ là tai nạn thôi. Con con có ý tưởng gì không?
- Chúng ta mua một cái mới đi bố
- Một cái mới ư?
- Vâng ạ
- Đó là ý hay! nhưng cái này bố nghĩ không thể mua ở cửa hàng nào được đâu
- Tại sao vậy bố?
- Vì cái này rất cũ. Bố chắc rằng bà của mẹ đã tặng nó cho mẹ. Nhưng chúng ta có thể đi tìm cái nào giống nó nhỉ.
- Tuyệt vời quá!
- Chúng ta nên làm vậy sao? được rồi để bố dọn dẹp xong bố con mình sẽ mua một cái trông giống như vậy nhỉ.
- Con hi vọng mẹ sẽ không giận chúng ta
- Chúng ta ư? con đã làm hỏng nó, bố chỉ đang giúp con thôi.
- Cái này trông giống nè bố
- cái gì cơ con nghĩ cái này ổn chứ?
- Vâng ạ
- Đợi bố tí có ý này. Chúng ta nên mua thêm một món quà cho mẹ, phòng khi mẹ nhận ra đó không phải là chiếc bát của mình để mẹ bớt giận hơn
- Đúng là một ý tưởng tuyệt vời!
- Bố thấy hơi tệ khi lừa dối mẹ. Chúng ta nên nói cho mẹ con biết sự thật không?
- Dạ được ạ
- Được rồi hãy nói cho mẹ biết sự thật.
Mẹo phạt con không đòn roi
- Nếu con làm việc cẩu thả, bỏ giữa chừng- trộn đồ đen và đồ xanh cho con nhặt.
- Nếu con tức giận đóng sập cửa- cho con đứng lên ngồi xuống 100 lần.
- Con vứt đồ chơi, sách vở- cho con xếp đồ 20 lần.
- Con hay vẽ bậy lên tường- cho con làm việc nhà phù hợp với lứa tuổi để có trách nhiệm giữ vệ sinh.
- Khi con khóc, kệ nó. Tuyệt đối không dỗ, không bế, cả là mình sai cũng không xin lỗi. Mục đích không bao giờ để con nhận ra khóc lóc là một loại vũ khí chống lại bố mẹ. Khi đã nhiễm rồi rất khó rèn lại. Khi con nín mới hỏi tại sao con khóc. Nếu con sai hãy giải thích thật chậm và đơn giản. Nếu mình sai hãy xin lỗi để con biết rằng ai sai cũng phải xin lỗi.
- Khi con ương bướng không đồng ý, hãy hỏi lý do tại sao con làm như vậy. Sau đó bắt đầu bằng câu: "À có phải là... nên con mới...". Giúp con thấy rằng mình có thể lắng nghe và thấu hiểu vấn đề của con, trước khi bắt đầu thuyết phục con theo ý mình. Đây là rút ra từ một bài học về đàm phán trong quản trị doanh nghiệp.
- Khi hướng dẫn cho con hãy thật tận tình và chú tâm. Càng tôn trọng con và chi tiết, con càng hiểu chuyện và tăng khả năng ngôn ngữ cũng như yêu thích việc hướng dẫn lại cho người khác, tăng kỹ năng cho con. Khi con có gì hay muốn nói, hãy dựng việc đang làm để lắng nghe con bằng sự đam mê, để con cảm nhận được sự tôn trọng.
Nội quy trong gia đình rèn luyện từ sớm
- Mở ra thì đóng lại.
- Rơi xuống thì nhặt lên.
- Lấy ra thì cất vào.
- Bày ra phải dọn lại.
- Không biết phải hỏi.
- Làm hỏng phải sửa, không sửa được phải nhờ.
- Mượn phải trả.
- Không phải của mình nhớ xin phép.
- Ngủ dậy phải dọn giường.
- Nếu dùng hãy giữ gìn.
- Việc người khác hạn chế tham gia.
- Đã hứa phải giữ lời.
- Cùng gia đình phải quan tâm.
Mẹo dạy trẻ biết chữ sớm
Dưới đây là một số cách hiệu quả và thú vị, vừa học vừa chơi để dạy con biết chữ nhanh nhất:
- Đọc sách cùng trẻ hàng ngày: Trẻ sẽ làm quen với từ ngữ và cách chúng xuất hiện trên trang giấy. Chỉ vào chữ khi đọc: Để trẻ kết nối âm thanh với chữ viết.
- Dán nhãn đồ vật trong nhà: Ví dụ, dán chữ "CỬA", "BÀN", "ĐÈN" trên các vật dụng. Đây là cách để trẻ liên kết chữ viết với thế giới thực.
- Chơi trò ghép chữ: Sử dụng bộ chữ cái từ nhựa, gỗ hoặc nam châm để trẻ tạo ra các từ đơn giản như "BA", "MẸ", "NHÀ".
- Hát bài hát chữ cái: Những bài hát ABC giúp trẻ nhớ bảng chữ cái một cách tự nhiên.
- Flashcard: Làm flashcard với hình ảnh đi kèm (VD: chữ "B" với hình quả bóng) để trẻ học từ qua hình ảnh.
- Ứng dụng học chữ: Các ứng dụng như Monkey Junior, ABC Kids hoặc Khan Academy Kids có giao diện thân thiện và bài học vui nhộn.
- Video giáo dục: Trẻ học chữ qua các bài hát và câu chuyện trực tuyến, giúp trẻ nhớ lâu hơn.
- Tập viết bằng tay: Dùng bút màu, bảng trắng, hoặc cát để trẻ tập viết chữ cái.
- Vẽ chữ trên không: Cho trẻ viết chữ lớn bằng ngón tay lên không trung hoặc trên lưng bạn để kích thích trí tưởng tượng.
- Ghép chữ với âm thanh: Dạy trẻ nhận diện âm thanh từng chữ cái, sau đó kết hợp chúng thành từ.
- Nhấn mạnh các chữ cái đầu: Ví dụ: "M" trong "MẸ", "B" trong "BỐ" để trẻ dễ nhớ.
Lưu ý không ép buộc trẻ học lâu. Chỉ cần dành 10-15 phút mỗi ngày để học chữ cũng được, kết hợp với các hoạt động thường ngày như đọc sách, trò chuyện, hay chơi trò ghép chữ. Khen ngợi mọi nỗ lực của trẻ, kể cả khi trẻ mắc lỗi. Điều này giúp trẻ cảm thấy tự tin và hứng thú học tập. Trẻ mỗi bạn có tốc độ học khác nhau. Điều quan trọng nhất là bạn tạo ra môi trường vui vẻ và tích cực, nơi trẻ thấy hứng thú với việc học chữ, thay vì cảm thấy bị áp lực.
Với sự đồng hành yêu thương và sáng tạo, con bạn sẽ không chỉ học chữ nhanh mà còn yêu thích việc khám phá thế giới chữ viết! 🌟
Mẹo giúp con tự giác, biến mọi việc thành trách nhiệm của con
- Thay vì chỉ ra mệnh lệnh, hãy thêm lý do. Ví dụ: “Con dọn đồ chơi gọn gàng để mai dễ tìm, đúng không nào?” hoặc phần thưởng: "Khi con giúp mẹ tưới cây, cây sẽ lớn nhanh và ra hoa để mình chụp ảnh đẹp."
- Thay vì yêu cầu, hãy ra thông báo: trước 6h30 ăn cơm nhé. Đến đúng giờ cả nhà cứ ăn ăn xong dọn dẹp hết, ai đến trễ chịu đói. Một hai bữa không chết đói. Đây cũng là bài học về hậu quả tự nhiên trong xã hội
- Thêm sở hữu để biến công việc thành trách nhiệm: "Đây là bàn học của con, con muốn giữ nó gọn gàng như thế nào nhỉ?"
- Nhấn mạnh vai trò: "Con là người tưới cây, nên cây sẽ lớn nhờ công chăm sóc của con."
- Phân công rõ ràng thay vì chung chung. Thay vì nói “Con làm việc nhà đi,” hãy nói “Con giúp mẹ tưới cây lúc 5 giờ nhé.”
- Thay vì ép buộc, hãy đưa ra sự lựa chọn. Ví dụ: "Con muốn lau bàn trước hay quét nhà trước?"
- Tạo thói quen "chủ quyền" lâu dài khi trẻ đã quen với một nhiệm vụ cụ thể, hãy biến nó thành công việc "riêng" của trẻ: Ví dụ: "Con sẽ luôn là người chịu trách nhiệm chăm sóc cây xanh trong nhà nhé."
- Biến trách nhiệm thành niềm tự hào. Ví dụ: "Cây hôm nay xanh tươi quá, chắc cây cảm ơn con nhiều lắm đấy!"
- Kết hợp công việc vào câu chuyện hoặc trò chơi: Ví dụ: "Con là siêu nhân dọn dẹp, nhiệm vụ hôm nay là cứu căn phòng khỏi bừa bộn!". Với trẻ nhỏ, hãy dùng đồng hồ bấm giờ để xem ai hoàn thành công việc nhanh nhất.
- Dạy con cách lập kế hoạch để con biết mình muốn gì và kiên trì với mục tiêu, học cách kiềm chế ham muốn nhất thời.
- Sử dụng "hũ tự giác" để khuyến khích con: Mỗi khi con tự giác hoàn thành nhiệm vụ khó (như làm bài tập không cần nhắc nhở), con sẽ bỏ một viên sỏi vào hũ. Khi hũ đầy, con sẽ nhận được một phần thưởng nhỏ như một buổi dã ngoại hoặc chơi trò chơi yêu thích. Trẻ sẽ thấy được sự tiến bộ của mình và hiểu rằng thành công đến từ sự cố gắng mỗi ngày.
- Giúp trẻ học cách nhìn nhận vấn đề và tìm cách khắc phục/ chịu trách nhiệm khi mắc lỗi. Ví dụ: "Có vẻ như con quên không tưới cây hôm qua, bây giờ cây hơi khô. Chúng ta nên làm gì nhỉ để giúp cây tươi trở lại?"
- Làm gương và đồng hành. Trẻ học bằng cách quan sát, vì vậy hãy cho con thấy cha mẹ cũng có trách nhiệm với công việc của mình. Ví dụ: "Mẹ đang dọn dẹp bếp, con giúp mẹ xếp bát đĩa nhé!"
Không phải trẻ nào cũng hợp tác ngay lập tức. Hãy kiên nhẫn, điều chỉnh cách giao nhiệm vụ phù hợp với tính cách của trẻ và khích lệ thường xuyên.
Dạy con lòng biết ơn
Dạy con lòng biết ơn là một quá trình lâu dài và cần sự kiên nhẫn từ cha mẹ. Dưới đây là một số mẹo hữu ích để giúp trẻ phát triển lòng biết ơn:
1. Làm gương cho trẻ: Trẻ học bằng cách quan sát. Hãy thể hiện lòng biết ơn trong cuộc sống hàng ngày, như nói "cảm ơn" khi ai đó giúp đỡ bạn hoặc thể hiện sự trân trọng những điều nhỏ bé. Ví dụ: "Mẹ rất biết ơn vì hôm nay cả nhà được ăn cơm cùng nhau."
2. Khuyến khích trẻ nói "cảm ơn": Hãy nhắc trẻ nói "cảm ơn" khi nhận được quà hoặc sự giúp đỡ; Giải thích ý nghĩa của từ "cảm ơn" chứ không chỉ là phép lịch sự; Ví dụ: "Con có thấy vui không khi bạn chia sẻ đồ chơi với con? Chúng ta nên cảm ơn bạn vì điều đó."
3. Thực hành lòng biết ơn hàng ngày: Tạo thói quen hằng ngày cùng trẻ, như chia sẻ "3 điều khiến con cảm thấy biết ơn hôm nay" trước giờ ngủ; Điều này giúp trẻ nhận ra những điều tốt đẹp dù nhỏ nhặt trong cuộc sống.
4. Dạy trẻ về giá trị của công sức và sự cho đi: Để trẻ hiểu rằng mọi thứ không tự nhiên mà có. Ví dụ, giải thích công sức của người nấu ăn, người nông dân trồng lúa hay sự vất vả của cha mẹ khi đi làm. Khuyến khích trẻ làm việc nhà hoặc tham gia các hoạt động thiện nguyện để trẻ biết trân trọng hơn.
5. Khuyến khích viết thư hoặc lời cảm ơn: Hãy cùng trẻ làm thiệp cảm ơn hoặc viết thư cho người thân, bạn bè khi nhận được món quà hay sự quan tâm. Hoạt động này giúp trẻ suy nghĩ sâu sắc về lòng biết ơn.
6. Giúp trẻ trân trọng những điều nhỏ bé: Chỉ cho trẻ thấy vẻ đẹp của thiên nhiên, sức khỏe, gia đình hay những bữa cơm đầy đủ. Điều này giúp trẻ nhận ra không phải ai cũng may mắn như mình.
7. Đọc sách và kể chuyện về lòng biết ơn: Những câu chuyện về lòng biết ơn sẽ giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa và giá trị của nó. Ví dụ: "Câu chuyện cây táo yêu thương" hoặc những truyện ngụ ngôn về sự cho đi và trân trọng.
8. Tạo môi trường tích cực: Hạn chế nuông chiều trẻ quá mức hoặc đáp ứng mọi đòi hỏi ngay lập tức. Hãy để trẻ học cách chờ đợi và trân trọng những gì mình có.
9. Phản hồi tích cực khi trẻ thể hiện lòng biết ơn: Khi trẻ nói lời cảm ơn hoặc thể hiện sự biết ơn, hãy khen ngợi và khuyến khích: "Mẹ thấy con rất biết ơn khi nhận được quà từ bà. Con làm mẹ tự hào đấy!"
Bằng cách kết hợp những phương pháp trên vào cuộc sống hàng ngày, bạn có thể giúp trẻ dần hình thành lòng biết ơn và biết trân trọng những điều xung quanh.
Dạy con không quá thật thà, quá tốt và tin người
Trên đời này những người thật thà thường là những người khó thành công nhất. Nếu không tin bạn hãy lắng nghe câu chuyện có thật sau đây: Một ngày nọ có một chiếc đồng hồ bị lỗi, chủ nhân của nó mang đến tiệm sửa chữa. Chiếc đồng hồ vẫn được giữ nguyên hiện trạng, chỉ để lại qua đêm tại chỗ của người thợ, thế nhưng phí sửa chữa lại lên đến 2000$. Trên thực tế chiếc đồng hồ chẳng gặp vấn đề gì nghiêm trọng, chỉ cần xóa một vài lỗi nhỏ là có thể hoạt động bình thường. Nếu gặp một người thợ thật thà, anh ta sẽ nói thẳng rằng đồng hồ không sao cả, chỉ cần xóa lỗi và tính phí thử, công 50$. Nhưng người thợ khôn khéo lại có cách làm khác. Anh ta sẽ bảo với khách rằng, chiếc đồng hồ này cần thay linh kiện, hẹn 7 ngày sau quay lại lấy, tôi phải đặt một bộ máy nhập khẩu từ Thụy sĩ để thay thế. Lời nói này nghe thật thuyết phục. Nhưng thực chất chiếc đồng hồ chỉ nằm đó suốt 7 ngày mà không bị động đến. Và rồi khi khách hàng quay lại, họ vui vẻ trả một khoản phí sửa chữa lên đến vài nghìn $ mà không hề do dự. Bởi lẽ họ giàu và họ tin rằng người thợ này tận tâm chu đáo và mức giá kia hoàn toàn hợp lý. Đây chính là thực tế của cuộc sống cùng kinh doanh. Có người đi xe sang ở biệt thự, nhưng cũng có người phải chật vật với chuyện cơm áo gạo tiền, thậm chí vì tiền mà xung đột với gia đình. Sự khác biệt nằm ở chỗ bạn có khéo léo hay không, có biết vận dụng phương thức hay không. Hơn 90% những người kiếm được khoản tiền lớn đầu tiên không phải nhờ vào sự ngay thẳng tuyệt đối. Làm việc cần có chút khôn ngoan chút tính toán, như vậy mới có thể thích nghi tốt hơn trong công việc và xã hội.
Hãy thường xuyên nói với con 5 điều này:
- Con hãy yêu quý chính con, dũng cảm là chính mình và không quan tâm tới việc người khác nghĩ gì về mình.
- Khi làm việc gì cũng phải nghĩ tới bản thân mình trước. Đó không phải là ích kỷ, chỉ là khi chăm sóc tốt cho bản thân mình trước thì mới có thể chăm được cho người khác.
- Đừng sợ phạm sai lầm, vì tuyệt nhiên không có ai trên đời này không mắc. Dù con có sai thì bố mẹ cũng sẽ luôn yêu thương con.
- Việc có ai đó không thích con thì đó là điều bình thường. Mỗi người đều có sở thích riêng vì vậy đừng tự trách mình. Con không cần phải suy nghĩ nhiều về việc đó.
- Hãy dũng cảm thể hiện bản thân, cho dù ý tưởng của con có mâu thuẫn với ý tưởng của người khác hay ý tưởng của hầu hết mọi người. Sẽ luôn có những người thích con, lắng nghe và hiểu con.
Lòng tốt đặt không đúng chỗ có thể gây hại cho kẻ khác: mua chim phóng sinh có thể tiếp tay cho kẻ bắt chim; cho động vật hoang dã ăn có thể làm động vật sinh quen và tin vào những kẻ đi săn. Lòng tốt phải có mức độ: khi ta cho người đói một bát cơm, họ sẽ biết ơn. Tuy nhiên nếu ta làm như vậy thường xuyên, họ sẽ coi đó là bình thương, thậm chí khi không cho họ còn oán mình.
Thường xuyên đặt ra các câu hỏi tình huống giúp con tự bảo vệ bản thân:
- Con sẽ làm gì khi người lạ cho bánh kẹo? (không nhận, có thể xảy ra các tình huống xấu).
- Con sẽ làm gì nếu ở nhà có 1 mình và có người lạ cố tìm cách cậy cửa đột nhập? (gọi 113 màn hỏi đáp sẽ rất lâu, hãy gọi cho mẹ trước).
- Con sẽ làm gì khi bạn rủ ra sông/ao hồ chơi? (rất nhiều đuối nước kể cả khi trẻ đã học bơi. dạy con cách từ chối mà không bị coi thường/ xấu hổ).
- Con sẽ làm gì khi vô tình lọt vào giữa đám đông? (hãy bình tĩnh và di chuyển men theo dòng người để ra phía ngoài, tuyệt đối không di chuyển ngược dòng. Nếu đi cùng người khác, đừng nắm tay mà hãy bảo người đó giữ vai mình để di chuyển).
- Con sẽ làm gì nếu bị người lạ nắm tay không buông? (con hãy phản ứng gay gắt/ hét to gây sự chú ý hoặc dùng vài đòn bố mẹ dạy riêng).
- Con làm gì khi đang chờ thang máy và có khả năng đi cùng một người lạ? (đi chung thang máy là điều tối kỵ trong những khu vực kém an toàn. Nếu không chắc chắn hãy từ chối đi cùng chuyến với lý do như: "con chờ bố mẹ".
- Con làm gì khi có người ít thân hoặc bạn bè rủ về nhà họ chơi? (trẻ thì luôn cho rằng đó là việc bình thường và thậm chí là thích thú. Tuy nhiên có thể thiếu an toàn và không đủ phép lịch sự: có nhiều trẻ đến nhà bạn chơi trong khi bố mẹ bạn không hoan nghênh con/ mọi người/ thời điểm).
- Con làm gì nếu phát hiện có người lạ đi theo? (cần tới ngay những chỗ đông người như quán ăn, siêu thị hay nhà dân gần đó. Sau đó gọi điện ngay cho bố mẹ).
- Nếu con ở nhà một mình, con được phép mở cửa cho ai? (chỉ trong danh sách hạn chế mang đến sự an toàn cho con, con từ chối với lý do mẹ dặn).
- Có người lạ cần giúp đỡ con có giúp không? (vì con luôn được giáo dục rằng phải giúp đỡ người khác, nhưng chính điều này bị kẻ xấu lợi dụng. Giúp con phân tích tìm ra các điểm bất thường/ các chi tiết phi lý như viecj nười lớn sao phải nhờ trẻ con trong khi họ có thể tự làm/ nhờ người lớn khác. Như vậy tuyệt đối không giúp những người mạnh mẽ hơn mình: họ có thể nhờ và bắt cóc chẳng hạn. Một người lớn gặp khó khăn chắc chắn họ sẽ tim một người lớn khác để nhờ giúp đỡ, không cần nhờ một đứa trẻ/ người già/ phụ nữ mang thai... Đó thực sự là những âm mưu. Không giúp đỡ trong một môi trường kín, không có người chứng kiến/camera giám sát. Sự an toàn của bản thân phải đặt lên trước hết).
Sinh hoạt như một người thành công
5-6h dậy, tập thể dục, tắm NƯỚC LẠNH; 6-7h ăn sáng, ghi chép các việc hôm qua cần lưu giữ; 7-11h30 học tập/ làm việc; 11h30-13h ăn trưa, nghỉ ngơi; 13-17h học tập/ làm việc; 17-19h thể dục nhẹ, về nhà, vệ sinh thân thể; 19-20h ăn tối và nghỉ ngơi; 20-21h30 học tập; 21h30 nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân và đi ngủ.
Những cuốn sách cho con
Bộ 3 cuốn sách đầu đời, vô nghĩa với người lớn nhưng là chân trời rộng mở với con từ 1 tháng tuổi, mang lại sự thích thú mãnh liệt: Moi Moi; úm ba la và Kiri. Bạn không phải dạy con ở đây là hình này hình kia... qua đọc sách sau này con tự nhận thức. Có rất nhiều từ láy, là cơ sở vốn từ giao tiếp cho con sau này. Lâu dần bé có thể đọc theo dù không biết chữ.
Bộ sách Con trai/Con gái à! Tự bảo vệ ình là quan trọng nhất.
Những bộ phim gắn với tuổi thơ
- Cảnh sát trưởng Labrador: phim gay cấn, hài hước và đặc biệt kết mỗi phim đều có các Quy tắc an toàn giúp con kiến thức.
- Kiki Miumiu: seri phim về 2 anh em gấu trúc, thú vị, vui nhộn. Giúp con học thói quen tốt, kiến thức cơ bản đảm bảo an toàn, bảng chữ cái, các con số, màu sắc...
- Kiki Qua Qua: rất hợp với những bạn thích toán tư duy.
- Wolfoo: phim Việt nên rất gần gũi, giúp con nhiều kỹ năng/ văn hóa/ quy chuẩn đạo đức.
- Super Jojo: phim cực hay nên cho con xem từ khi con trên 1 tuổi.
- Phim khác: Masha và chú gấu; heo Peppa; Niki và Vlad (2 tuổi xem xong biêt nói cảm ơn, không được đâu... và xin lỗi); Poli; phim Việt: bố của gà con; bố gà con vịt; 3 chú gà...
Nguyên nhân của mẹ- kết quả của con
- Thiếu thốn tình thương- khi còn bé hay khóc.
- Làm lớn mọi chuyện, nặng lời khi con mắc lỗi- Con nói dối, ít nói, nhút nhát, thiếu nghị lực.
- Luôn khuyên bảo nhiều hơn ĐỘNG VIÊN- con thiếu tự tin.
- Luôn ra lệnh, mà không quan tâm hỏi con CẢM THẤY như thế nào- con không biết trân trọng cảm xúc của người khác.
- Hay trách móc con, chê con dốt, vô tích sự...- Con mặc cảm, thiếu tự tin.
- Bảo bọc, giúp con quá nhiều- Con nhút nhát, vô ơn, lớn lên vô dụng.
- So sánh với con người ta, với người khác- Con đố kỵ/ ganh ghét.
- Nói nhiều, ít lắng nghe- Không vâng lời, khả năng diễn đạt kém.
- Cọc cằn+ thô lỗ- Con nổi loạn+ vô ơn.
- Thiếu sự khích lệ- Con ương bướng.
- Nuông chiều- Con lãng phí, hay ăn vặt.
- Đi học muộn, đón con muộn- Con trì hoãn, không đúng hẹn. Có thể gặp nguy hiểm.
- Luôn hướng dẫn con biết làm rõ tới cùng suy nghĩ của mình- Biết tranh luận.
- Dạy làm việc nhà- ý thức tốt trong học tập, khả năng kiểm soát mọi việc xung quanh.
Một số hành động cụ thể:
Khi quần áo con nghịch lấm bùn, háy nói con cứ chơi quần áo có thể giặt; khi con làm rơi vãi hãy đừng la mắng mà hướng dẫn con cách thu gom; khi thấy con không tập trung học tập, bố hãy tạm gác điện thoại để học cùng con. Càng phê bình trẻ càng không nghe lời, chỉ có khoan dung một cách lý trí khách quan mới làm chúng tiến bộ.
4 thời điểm cha mẹ "Mềm lòng" có thể đi vào trái tim con:
- Khi con mắc lỗi, mềm lòng thay vì cảm xúc và chỉ trích.
- Khi mâu thuẫn với con, hãy dừng lại và lắng nghe.
- Khi không thể giải thích, giải thích trẻ không nghe: hãy lùi lại và để bé nếm trải.
- Khi bố mẹ làm sai, hãy xin lỗi con.
5 cái ôm
- Mỗi sáng thức dậy: dùng lời nói tích cực để gọi con dậy trong vui vẻ chứ không nên hò hét quát tháo chê bai.
- Trước khi đi học: khi con biết cả ngày xa mẹ, chúc con một ngày học vui vẻ, hẹn gặp lại con vào buổi chiều.
- Khi đón con/ con tan học về: hỏi con đi học thế nào, có gì vui/ mới không.
- Trước khi đi ngủ: thủ thỉ với con vài điều.
- Khi con có chuyện buồn/ mắc lỗi: giúp xoa dịu nỗi sợ và bình tĩnh, sau đó mới nói chuyện với con.
Nhu cầu vật chất của con
Càng nhiều lựa chọn, càng ít hạnh phúc: nhà tâm lý học người Mỹ Barry Schwartz cho rằng sự thoải mái quá mức dẫn đến sự suy giảm mức độ hài lòng trong cuộc sống và gia tăng tình trạng trầm cảm lâm sàng. Mua nhiều đồ chơi thì sẽ bị vứt đi không thương tiệc. Lựa chọn quá mức có thể gây mất tập trung. Khi trẻ phải đối mặt với quá nhiều sự lựa chọn, trái tim của chúng thường bị vướng mắc và do dự. Chúng không biết chúng thực sự muốn gì, và cũng không biết trân trọng chúng.
Vì vậy về khía cạnh vật chất, hãy làm cho sự lựa chọn của trẻ ít hơn và tốt hơn. Không nên có quá nhiều đồ chơi, 5 món là tốt nhất. Khi đó trẻ mới tập trung, liên tục tìm tòi suy nghĩ, và có thể tạo ra cách chơi mới. Khi đó đồ chơi mới tối ưu được giá trị.
Về khía cạnh học tập, đừng tham lam đăng ký nhiều lớp học khác nhau. Hãy chỉ 1 hoặc 2 lớp theo năng khiếu của trẻ và kiên trì theo đuổi. Hãy đồng hành cùng con.
Đặc trị một số bệnh
- Con gái không thích học: Bố đưa đi lượn phố nhưng không mua sắm.
- Con trai không thích học: Bố đưa đi làm việc vất vả.
- Con gái quá lười: Bố bảo con làm việc nhà.
- Con trai quá lười: Bố đưa con đi nhặt rác.
- Con gái không cao: Bố đưa đi nhảy dây.
- Con trai lười ăn: Bố đưa đi thể thao.
- Con trai hay nói dối: Bố hãy đánh vào tay vào mông.
- Con gái hay nói dối: Bố hãy kiên nhẫn gặng hỏi nguyên nhân.
- Con trai không ngủ sớm: Bố cùng ngủ và kể chuyện cho con.
- Con gái không tự tin: Bố đưa đi khoe khoang.
- Con trai và con gái không thích học: Bố dạy con làm nhân viên phục vụ.
- Khi con thường xuyên đi học muộn: hãy thiết lập quy tắc và hậu quả. Đặt ra quy tắc rõ ràng về việc đi học đúng giờ và thiết lập các hậu quả nếu con không tuân thủ. Có thể là việc mất quyền lựa chọn một số hoạt động yêu thích, hoặc phải thực hiện một số công việc không yêu thích như dọn dẹp nhà cửa- rửa bát...
- Con nghiện điện thoại: sử dụng cùng con để vừa kiểm soát nội dung vừa tạo cơ hội giao tiếp; tạo các không gian hoàn toàn không có thiết bị điện tử như phòng ngủ/ phòng khách; khuyến khích hoạt động ngoại khóa; giới hạn thời gian con được phép sử dụng; làm gương.
- Lười ăn: kỹ thuật bỏ đói. Trong bữa chính nếu con từ chối ăn, bố mẹ thực hiện quy tắc 3 cơ hội: hỏi con lần 1 con có ngồi ăn nghiêm túc không, bố mẹ muốn con ngồi ăn ngon miệng được không. Nếu trẻ không hợp tác thì tiếp tục hỏi lần 2 và 3 với giọng càng nghiêm nghị hơn. Sau 3 cơ hội, nếu trẻ vẫn không chịu ăn, hãy kết thúc bữa ăn của trẻ trong vui vẻ, và nói cho con biết phải chờ tới bữa ăn kế tiếp mới được ăn lại, không có các bữa phụ. Khi con từ chối ăn bữa chính cũng đồng nghĩa với việc không được ăn bữa phụ cũng như ăn vặt. Lúc này con sẽ hiểu được kỷ luật bỏ đói là như thế nào> đến bữa ăn tới con sẽ ăn uống nghiêm túc hơn.
Cách bố xử lý khi con vướng chuyện
Nếu có người khác mắng con, bố hãy nói: "Nếu có việc gì bác cứ nói với tôi, tôi sẽ giáo dục con tôi, tôi sẽ không làm phiền bác phải ra tay".
Khi người khác làm sai với con, bố sẽ nói:"Bác nên xin lỗi con tôi, nếu không tối sẽ không bỏ qua đâu".
Khi con bị thầy cô phê bình, bố sẽ nói: " Chúng ta nên khiêm tốn để tiếp thu, đó là một đức tính tốt và bố sẽ cùng con tìm hướng giải quyết nhé".
Khi con về mách bị bạn học ức hiếp bắt nạt: Tuyệt đối không nên phẫn nộ mà đi tìm phụ huynh của bạn học con nói chuyên lý lẽ. Bạn nên nói với con rằng ngày mai cứ đi học bình thường, đừng sợ vì có bố bảo vệ con. Rồi bạn quan sát, theo dõi từ xa và nếu đối phương tiếp tục ức hiếp con mình hãy dùng điện thoại quay phim ghi hình lại. Sau khi có CHỨNG CỨ thì mới bắt đầu can thiệp gọi báo cho cảnh sát. Lúc này cảnh sát tới và khả năng sẽ nói với bạn rằng cũng không có gì lớn, đều là trẻ vị thành niên cả, bỏ qua đi, sau này có chuyện gì chúng tôi lại tới. Bây giờ vấn đề xuất hiện, nếu cảnh sát xử lý như thế con bạn sẽ tiếp tục bị ức hiếp. Bạn nhất định phải nói với cảnh sát thế này " con tôi mặc dù chưa tổn thương gì, nhưng nó cố ý nhục mạ đánh đập con tôi, bây giờ tôi đã ghi lại toàn bộ quá trình để làm chứng cứ rồi, dựa theo pháp luật, nó đã mắc vào tội QUẤY RỒI GÂY RỐI TTCC, tôi kiên quyết yêu cầu truy cứu trách nhiệm HÌNH SỰ đối với nó. Nếu hơn 16 tuổi thì truy cứu TNHS, nếu dưới 16 tuổi thì truy cứu trách nhiệm TRỊ AN, nhất định phải để nó trong danh sách ĐEN vi phạm pháp luật". Bạn cần phải biết, nếu một đứa trẻ có ghi chép TIỀN ÁN TIỀN SỰ, cuộc đời nó coi như bỏ. Lúc này cảnh sát chắc chắn sẽ phải đi tìm phụ huynh của đối phương để giải quyết vụ việc, nói rằng phụ huynh con người ta đòi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với con anh chị. Lúc này chắc chắn là cả phụ huynh và đứa trẻ kia phải tìm đến nhà bạn nói chuyện, xin đừng kiện và truy cứu, và đảm bảo sẽ không có lần tới. Khi đó vấn đề căn bản đã được giải quyết.
Biểu hiện trước 6 tuổi của những đứa trẻ hư
Những đứa trẻ hư khi lớn lên trở thành những người lớn ích kỷ, thường xuyên bất mãn và bất hạnh. Cha mẹ phải kịp thời điều chỉnh trước khi chúng tới 6 tuổi, bởi sau đó sẽ rất khó uốn nắn. Và sau đây là những dấu hiệu:
- Trẻ thường đặt điều kiện: "Nếu con làm bài xong, mẹ phải cho con tiền". Hoặc: "Nếu con không xem tivi nữa, mẹ sẽ mua đồ chơi cho con chứ?". Trong khi học tập là nhiệm vụ, không xem tivi là để bảo vệ đôi mắt. Đó chính là biểu hiện phát triển của thói quen xấu, và cũng phản ánh cách giáo dục của bố mẹ có vấn đề.
- Không thích cha mẹ nói "Không". Đứa trẻ hư mong đợi mọi thứ phải được thực hiện theo ý muốn của chúng. Trên thực tế, chúng mới là người nói "Không" với bố mẹ.
- Không bao giờ nói lời cảm ơn với bố mẹ (trong khi vẫn có thái độ cư xử đúng mực với người khác). Thực ra chúng không phải cố ý làm bố mẹ buồn, mà chỉ vì chúng cho rằng những gì bố mẹ làm cho mình là điều đương nhiên. Lỗi tại bố mẹ không dạy chúng lòng biết ơn.
- Cãi nhau với người lớn. Do cha mẹ luôn bảo vệ và không chỉ ra cái sai của chúng.
- Thường xuyên than BUỒN: Nếu đứa trẻ không biết tự khuây khỏa và luôn than vãn về sự buồn chán thì đó chính là dấu hiệu của một đứa trẻ hư.
- Ích kỷ, không chia sẻ khi có đồ ăn ngon với người thân.
- Không chịu được sự chậm trễ, luôn muốn người khác đặt yêu cầu của chúng lên hàng đầu.
Giúp con gái có người yêu
Tại sao có những bạn rất đẹp rất ngoan nhưng mãi không có người yêu? đó là vì bạn ấy không bật đèn xanh cho các bạn trai. Con trai rất nhạy cảm về vấn đề này, họ biết ai là người có thể tiến tới, ai thì không nên. Còn chắc chắn một điều là khi phụ nữ chủ động tấn công thì không thì không thể có cơ hội thoát được. Khi chủ động họ tiết ra thứ hormone rất mạnh, nhất là trong những ngày rụng trứng, làm cho chàng trai mất hết lý trí và chỉ tập trung chui vào lưới đã giăng.
Với con trai
Việc hủy hoại một cậu bé thường bắt đầu từ mẹ. Có con trai áp dụng điều này để có thể nuôi dạy một người đàn ông mạnh mẽ kiên cường:
- Thay vì nói không được, hãy nhờ con giúp đỡ nhiều hơn. hãy coi con là một người đàn ông thực thụ, giao cho con những việc vất vả và cần sức lực.
- Khi có việc trong nhà hãy thường xuyên trao đổi và cho con quyền quyết định. Bạn càng coi con là một người đàn ông sớm bao nhiêu con sẽ trưởng thành nhanh bấy nhiêu. Vì theo bản năng đàn ông luôn khao khát giá trị. Con càng làm được nhiều việc con sẽ càng mạnh mẽ và tự tin hơn.
Giúp con thành lãnh đạo tương lai
4 vòng tròn đào tạo:
Vỏ ngoài cùng- đào tạo kiến thức: Xây dựng TỦ SÁCH TINH HOA do các thánh nhân/ bậc thầy để lại, là cái cần học nhất, nên có một vài trăm cuốn, giá trị hơn rất nhiều việc học ở trường/ ở sách giáo khoa/ hàng ngàn quyển sách bình thường.
Vòng tiếp xào nấu biến chuyển thành các kỹ năng, mang lại giá trị thực:
- Kỹ năng Tự học (không phải kỹ năng đi học): tất cả những người thành công đều có kỹ năng này và ngược lại.
- Tự rèn- tôi kỷ luật với chính tôi. Khi không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn/ bão tố, việc không đủ kỷ luật thì nó sẽ nhấn chìm mình. Còn khi đã có, nó sẽ giúp con vươn lên trên bão tố như đại bàng, lấy bão tố để làm niềm vui để vượt lên. Dạy nề nếp, kỷ luật nhỏ> sau này mới có được kỷ luật lớn, giúp khỏe mạnh về thể xác và tinh thần.
- Quản trị cảm xúc, ở 2 khía cạnh: tâm lý và đạo lý.
- Xây dựng đội ngũ, kỹ năng sống giữa người với người, biến mọi người xung quanh thành bạn thành đồng đội, ở đâu cũng là nhà. Đừng quan tâm đến điểm số mà hay quan tâm đến cách chơi cách tương tác với bạn bè, xây dựng các mối quan hệ.
- Dạy biết ơn người giúp đỡ mình. Sẽ ra sao nếu một người lãnh đạo không biết bao dung, nhân văn và yêu thương, mà lại thiên về độc đoán chuyên quyền? Nhiều đứa trẻ đã biết thương bố mẹ và tự giác chia sẻ công việc gia đình. Hãy ăn chung mâm thay vì ăn riêng để tăng tương tác.
- Biết sớm về tiền. Trước hết hãy dạy con biết phân biệt mệnh giá từng đồng tiền, nguồn gốc của chúng. Ngay khi đã biết cộng trừ nhân chia, hãy đưa tiền cho trẻ đi mua hàng để có điều kiện va vấp với tiền nhiều hơn. Tiếp theo hãy tập lên chi phí của cả gia đình- ai đóng góp bao nhiêu. Rồi biết chi tiêu tiết kiệm để ra được một khoản dôi dư cho vào tiết kiệm. Coi việc Tiết kiệm mọi lúc mọi nơi là một Mỹ Đức, là nội dung giáo dục quan trọng bậc nhất, giúp trau dồi phẩm chất và hình thành nhân cách lành mạnh của trẻ.
Vòng tiếp thấu hiểu bản thân: xu hướng tính cách, sở trường đam mê của mình là gì, mình làm nghề gì sống phong cách nào thì phù hợp Con cá phải về với nước, con khỉ phải về với cây...
Vòng lõi là ý nghĩa sống/ hệ giá trị sống/ lẽ sống/đạo lý để tu tập.
Bố mẹ hãy tập trung nói những điều mình muốn/ con muốn, thay vì kêu những điều con hư, kiểu mày lỳ quá thì càng nói nó càng lỳ,. Hãy hỏi con có phải là đứa con thông minh không? con của mẹ có phải là đứa con giỏi không... high five (đập tay) với mẹ nào. Vậy đứa con thông minh thì có tự giác ăn được không...
Phân tách TÌNH YÊU và TRÁCH NHIỆM: cho con ăn mặc là trách nhiệm của bố, cho con ăn ngon mặc đẹp là tình yêu của bố; vậy con đối xử lại với bố mẹ như nào đây. Không nên miễn phí với những thứ vượt lên trên trách nhiệm. Hãy trả tiền cho con với những công việc con xứng đáng được hưởng. Hãy cảm ơn những thứ được thực hiện bởi tình thương yêu.
Lưu ý trong trường toàn dạy kỹ năng làm thuê (kỹ năng xin việc làm, mặc cả thu nhập, deal-thỏa thuận lương, hoàn thành công việc)... chứ không dạy kỹ năng LÀM CHỦ là cách sử dụng người khác để hoàn thành công việc. Thậm chí khi bị người chủ mắng là mày chỉ có tư duy làm thuê thì còn tự ái bỏ việc.
Không biết bắt đầu từ đâu, hãy chọn một mô hình kinh doanh đang thành công hoặc xu thế, chui vào đó. Hãy làm việc hết mình, coi việc của họ như của mình trong một số năm. Hãy luôn học hỏi tích lũy kiến thức. Khi đủ thì hãy ra khởi nghiệp. Bạn sẽ có tất cả.
Đẩy nhanh, cỗ vũ việc phạm SAI LẦM- với điều kiện học hỏi được điều gì từ đó. Không nên vì không thấy con vấp ngã nên con phải thế này thế kia... Khi con dám thử thì cơ hội ít nhất lớn hơn 0%, còn nếu không dám thử thì chắc chắn là 0%.
Vấn đề ngoại ngữ với con
Việc phát triển thêm ngôn ngữ cho bé trong xã hội hiện đại là rất cẩn thiết. Từ 0-6 tuổi là giai đoạn vàng để phát triển ngôn ngữ của trẻ. Khi đó bé hấp thu một cách tự nhiên. Còn sau 6 tuổi thì là học chủ động và khó khăn hơn rất nhiều. Hãy xem xét cho bé tiếp xúc với tiếng Anh từ khi 13 tháng bằng các phương cách sau:
- Thường xuyên hát cho con nghe những bài hát tiếng Anh đơn giản như: Twinkle twinkle little star; the wheels on the bus; rain rain go away
- Cho con nghe các kênh dạy tiếng Anh nổi tiếng như Ms Rachen, bé sẽ rất thích xem và bắt chước theo những chỉ dẫn của cô.
- Cho con tắm tiếng Anh thụ động bằng việc mở loa tắm ngôn ngữ với các file âm nhạc và truyện phù hợp với lứa tuổi.
- Cuối cùng là dạy các từ vựng qua sách truyện hàng ngày. Ban đầu bé có thể không thích nhưng nếu duy trì liên tục con sẽ quen và hợp tác.
Kết quả hiện nay có nhiều bé tầm 2-3 tuổi đã có thể nghe- nói và phản xạ tiếng Anh rất tốt. Có bé còn áp dụng được cả Trung- Anh- Việt.
Bức thư gửi con của cựu Thủ tướng Đài Loan Tôn Vận Tuyền:
“Con trai yêu quý!
Đời người phúc họa vô thường. Không ai biết mình có thể sống được bao lâu. Có những điều nói ngay bây giờ sẽ tốt hơn để lại về sau.
Là cha của con, nếu ta không nói ra những điều này, sẽ không ai nói với con cả. Đây là những bài học đúc kết của cha từ nhiều năm trải nghiệm, qua những thất bại, đắng cay trong bôn ba cuộc đời. Cha hy vọng con sẽ không lặp lại những sai lầm ta từng mắc:
Trên đường đời, con sẽ gặp những người đối xử tệ với mình. Đừng bận tâm cho mất thời giờ. Không ai có bổn phận phải đối xử tốt với con, trừ cha mẹ. Hãy trân trọng và biết ơn những người đối xử tử tế với con nhưng cũng hãy đề phòng. Vì người đời làm việc gì đều có mục đích và nguyên do. Con chớ vội vàng xem họ chân bằng hữu.
Con có thể yêu cầu mình phải giữ chữ Tín, nhưng không thể bắt người khác phải giữ chữ Tìn với mình. Con có thể yêu cầu mình phải đối xử Tốt với người khác, nhưng không thể kỳ vọng người đó phải đối xử Tốt với con. Con đối xử với người ta thế nào, không có nghĩa là người ta sẽ đối xử lại mình như thế. Nếu con không hiểu rõ được điểm này, sẽ tự chuốc lấy buồn phiền về sau.
Không ai là không thể thay thế. Không thứ gì trên thế giới này khiến con phải bám chặt lấy hay cố sở hữu bằng mọi giá. Nếu con hiểu điều này, thì về sau dù mất đi bất cứ điều gì trong đời, con vẫn có thể đứng vững.
Cuộc đời rất ngắn. Đừng phí thời gian và vào những người, việc không cần thiết. Sau này con sẽ nhận ra rằng mình đã lãng phí tất cả những ngày tháng qua. Nhận ra điều này càng sớm, con càng tận hưởng được cuộc sống nhiều hơn. Hãy luôn trân trọng và tận hưởng cuộc sống. Điều đó tốt hơn nhiều so với việc cố gắng kéo dài tuổi thọ.
Không có gì trên thế giới là mãi mãi, kể cả tình yêu. Tình cảm có thể thay đổi theo thời gian. Nếu một ngày nào đó con mất đi người mình từng yêu tha thiết, hãy nhẫn nại. Đừng cố níu kéo những gì đã mất hay phóng đại cảm xúc của mình. Thời gian sẽ làm dịu nỗi đau. Thời gian sẽ hàn gắn tất cả.
Không phải tất cả những người thành công đều học hành đến nơi đến chốn nhưng điều này không có nghĩa là con có thể bỏ bê việc học của mình. Kiến thức con có được là tài sản lớn nhất của con. Con có thể từ tay trắng làm nên tất cả, biến không thành có. Con không thể làm được những điều này nếu không có kiến thức, kỹ năng. Hãy nhớ kỹ.
Ta không mong đợi con sẽ chăm lo cho ta lúc về già. Cũng như vậy, cha không có trách nhiệm phải bao bọc con khi con đã trưởng thành. Nhiệm vụ của ta đã hoàn thành khi con lớn lên và trở thành một người độc lập. Con có thể đi xe bus hay lái xe hơi riêng. Tương tự, con có thể ăn mì gói hay bào ngư. Tất cả đều là lựa chọn của chính con.
Con có thể hứa hẹn với mọi người nhưng không được phép yêu cầu họ cam kết với con. Con có thể đối xử tốt với người ta nhưng đừng hy vọng họ đáp lại. Con đối xử với họ thế nào không có nghĩa là họ có bổn phận phải đáp lại con như thế. Nếu không thể nhìn thấu điều này, về sau con sẽ chỉ có chuốc lấy đau khổ, thất vọng mà thôi!
Có người mua vé số suốt nhiều năm nhưng cuối cùng vẫn trắng tay, nghèo đói. Điều này chứng tỏ để thành công, con đều phải nỗ lực hết mình. Muốn phát đạt phải siêng năng làm ăn chứ không thể chờ điều may mắn. Trên thế giới này không có gì là miễn phí cả. Nếu may mắn đến có đến với con, đấy là điều tốt. Còn nếu không thì cũng chẳng vấn đề gì, bởi tất cả phải dựa vào chính bản thân con.
Chúng ta ở bên nhau như một gia đình chỉ trong cuộc đời này thôi, dù con có thích hay không. Vì thế, hãy trân trọng và nâng niu giây phút ta được bên nhau. Dù muốn hay không, chúng ta sẽ không thể gặp nhau ở kiếp sau.
Cuối cùng, cha muốn muốn nói với con: Hãy đền đáp lòng tốt của cha mẹ, chăm sóc cho sức khỏe của chính mình. Ăn uống điều độ, trò chuyện ôn hòa. Trẻ nhỏ cần được dạy bảo. Các mối quan hệ cần phải nuôi dưỡng, sống hướng tới sự hoàn thiện”.
Đang cập nhật...
Nhata.net hy vọng các thông tin trong bài viết Nuôi dạy con có ích cho bạn!