Phong cách kiến trúc nhà ở đã bắt đầu được định hình từ đầu thế kỷ 19, ban đầu với lối thiết kế cổ điển. Qua hàng trăm năm phát triển, kết hợp với các vật liệu mới mang xu thế của thời đại, đã hình thành ra nhiều phong cách kiến trúc khác nhau.
Lựa chọn một phong cách kiến trúc được hiểu là cách bạn muốn ngôi nhà của mình cơ bản tuân theo chuẩn mực nào trong các phong cách đương thời. Được kết hợp với nhu cầu cá nhân sẽ tạo cho nhà bạn một nét riêng.
Nó là yếu tố thể hiện sự hiểu biết và quan điểm của bạn về cái đẹp trong nhà ở. Nó phụ thuộc nhiều vào trình độ văn hóa, năng lực cảm xúc cũng như nhu cầu thẩm mỹ của của bạn. Mọi người cũng thông qua đó để hiểu được bạn hơn.
Dưới góc nhìn mỹ học, một tác phẩm nghệ thuật được đa số mọi người thích thú, ngưỡng mộ, trân quý thì ít nhiều phải tạo ra sự rung cảm về thẩm mỹ và cảm giác về sự tinh tế, tao nhã trong tâm hồn.
Ngược lại, có những công trình được gắn những từ như: "Thảm họa", "kỳ dị", "phiên bản lỗi", "phiên bản cơ bắp"... cho thấy chủ nhân vừa thiếu con mắt thẩm mỹ, vừa hổng kiến thức cơ bản về mỹ thuật học. Đấy là chưa nói đến hành vi sao chép thô thiển.
Thời trang có thể mua. Phong cách phải sở hữu- Fashion can be bought. Style one must possess (Edna Woolman Chase).
Nhata.net xin giới thiệu một số phong cách kiến trúc để bạn có tư liệu lựa chọn cho mình phong cách phù hợp, thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn thông qua hình thức thiết kế của ngôi nhà tương lai. Các phong cách được sắp xếp theo sự hiện đại tăng dần.
Phong cách kiến trúc Tân cổ điển (Classic Reinterpreted Style)
Phát triển từ Phong cách cổ điển (phong cách dựa trên trên các nguyên tắc của kiến trúc La Mã và Hy Lạp , phát triển thịnh vượng nhất trong thời Phục hưng của Ý)
Tại đây các chi tiết cổ điển được mô phỏng theo một cách thức mới, hiện đại.
Cảm xúc mang lại: Xa hoa, quyền thế, nhưng vẫn có được một tổng thể thanh lịch.
Về chi tiết:
- Màu sắc: pha trộn giữa cổ điển và hiện đại, khi các tông màu bạc, vàng… được trộn lẫn với kem và các màu sắc thiên nhiên khác.
- Chất liệu ưu tiên: Gỗ khảm, nạm ánh kim, vải bọc thêu dệt
- Chi tiết được sắp xếp xung quanh tiêu điểm, đề cao tính đối xứng. nhấn mạnh vào phẩm chất phẳng của bức tường, mà không phải là khối lượng tác phẩm điêu khắc- nội thất.
Điểm yếu của phong cách này và một số phong cách khác nữa so với phong cách hiện đại ở 2 điểm: Không mang HƠI THỞ của thời đại khi nó được sinh ra và không tận dụng được công nghệ xây dựng hiện đại, sự sáng tạo trong khả năng của vật liệu- kỹ thuật.
Phong cách Kiến trúc Mộc mạc (Rustic Style)
Cảm xúc mang lại: Gần gũi hướng tới thiên nhiên, gợi ra một không gian rộng mở ngoài trời, một chút hoài niệm
Về chi tiết:
- Tận dụng vẻ đẹp của các món đồ có chất liệu được để nguyên và không bị biến đổi, như dầm gỗ để lộ, gạch và đá
- Đồ nội thất to và thoải mái cùng những thớ vải ấm áp
Tuy nhiên nếu lạm dụng nhiều quá sẽ gây cảm giác hơi nặng nề
Đặc biệt hiện nay có xu hướng kết hợp giữa các đồ vật phong cách mộc mạc trên nền kiến trúc hiện đại mang lại hiệu ứng rất tuyệt vời.
Phong cách Địa Trung Hải (Santorini)
Phong cách Địa Trung Hải, bắt nguồn từ các quốc gia châu Âu nằm ở phía Bắc Địa Trung Hải như Ý, Tây Ban Nha… vào cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20.
Đặc trưng của phong cách Santorini:
- Các không gian thường được sơn màu xanh dương và màu trắng.
- Mỗi nhà chỉ xây từ 1 đến 2 tầng. Bên trong là khoảng sân rộng lớn và bên ngoài là những hành lang trắng bao quanh. Xung quanh nhà là những ô cửa sổ được thiết kế rộng, đủ để bao quát tầm nhìn ra xa. Trên cùng là những mái vòm màu xanh biển tạo điểm nhất cho toàn bộ kiến trúc.
- Luôn hướng về phía Đông Nam: Do vị trí địa lý, hầu hết các ngôi nhà đều hướng về phía Đông Nam để vừa đón ánh nắng mặt trời, vừa đón được những làn gió từ biển đưa vào.
- Về nội thất: Đặc trưng của những ngôi nhà theo phong cách Santorini đó là sử dụng rất nhiều đồ đạc kim loại bóng, thảm trải có nhiều họa tiết kết hợp với đèn treo và lò sưởi để tạo ra sự ấm cúng cho không gian.
Màu sắc chủ đạo theo phong cách Santorini mang âm hưởng của sự trong trẻo, thanh mát, tươi vui và tràn đầy năng lượng. Có rất nhiều màu sắc tạo nên 1 quần thể kiến trúc đẹp mắt, trong đó phải kể đến các màu sắc như: Màu xanh Olive, màu tím của hoa oải hương, màu vàng nhạt, màu nâu,… Đặc biệt phải kể đến hai 2 màu xanh dương và trắng. Màu xanh dương gắn liền với hình ảnh biển cả bao la rộng lớn, màu trắng lại khiến người ta nhớ đến những bãi cát thơ mộng xứ Hy Lạp.
phong cách Kiến trúc Đông Dương (Indochina Style)
Là lối kiến trúc của người Pháp được hình thành khi đến Đông Dương đặt ách cai trị.Vì vậy nó là sự kết hợp giữa một số đường nét phảo chỉ giản hóa của lối cổ điển với văn hóa và kiến trúc bản địa, mà ở đây là Việt Nam.
Cảm xúc mang lại: Giản đơn, gần gũi. Tình cảm cộng đồng, yêu thương gia đình, hay vẻ đẹp của thiên nhiên.Trên từng đường nét và chi tiết của từng món đồ dễ nhận thấy nét mềm mại, đặc biệt ở những góc cạnh. Để khi chạm tay vào sẽ cảm nhận được vẻ thân thương và dễ chịu.
Về chi tiết:
- Những vật dụng bằng sơn mài hay sơn phết màu đỏ rất rực rỡ do ảnh hưởng từ Trung Hoa.
- Kết hợp khuynh hướng trang trí với màu sắc nền trung tính, hài hòa và tối giản của Người Nhật
- Hoa văn thường lấy cảm hứng từ những ước mong về tài lộc, bình an hay cuộc sống hạnh phúc.
- Vật liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên như gỗ, mây tre, nứa, gạch, sỏi đá hay gốm sứ…
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ PHONG CÁCH ĐÔNG ĐƯƠNG:
Phong các Kiến trúc Bắc Âu (Scandinavian)
Có các quy tắc chính sau đây:
- Đường nét đơn giản, mở ra với thiên nhiên.
- Chú trọng tính kết nối các không gian trong nhà.
- Tường thiết kế đơn giản, không tạo hình phức tạp làm không gian nặng nề. Chọn 1 màu sơn nhạt cho toàn bộ tường.
- Lót sàn gỗ màu nhạt thay cho gạch men sứ thông thường.
- Các chất liệu phụ khác chọn màu sắc trang nhã, sáng sủa. Có thể có điểm nhấn.
- Đồ gia dụng bằng gỗ thì để nguyên màu gỗ tự nhiên, còn nếu bằng các chất liệu khác thì sơn màu trắng.
- Nội thất chú trọng cảm giác thoải mái hơn là phối hợp cầu kỳ, yếu tố đơn giản- tự nhiên là thiết yếu.
Một số hình ảnh về phong cách Bắc Âu:
Phong cách Kiến trúc Hiện đại (Modern Style)
Đang là xu hướng, ngày càng được áp dụng rộng rãi.
Cảm xúc mang lại: Rất thoải mái tiện nghi, thanh lịch, xu hướng
Về chi tiết:
- Đường nét mảng và khố đơn giản, không nhiều chi tiết, ít hoa văn rườm rà; sử dụng ít đồ đạc… nhằm tạo ra nhiều khoảng trống thoáng đãng và lưu thông thuận tiện
- Màu sắc trung lập (thường trắng chủ đạo) nhưng có các điểm nhấn
- Các không gian liên thông với nhau có chủ ý: VD phòng khách nối tiếp với phòng bếp hoặc được thiết kế “2 trong 1” . Các chi tiết ăn nhập với nhau tạo nên một cái nhìn thông suốt, hợp lý.
- Chú trọng nhiều đến ánh sáng, phân tách chiếu sáng toàn phần và chiếu sáng riêng các khu vực cần làm nổi bật.
Lựa chọn Phong cách Kiến trúc Hiện đại tối giản (Minimalist Style)
Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969) là kiến trúc sư đại tài người Đức, ông được biết đến như cha đẻ của phong cách kiến trúc tối giản. Theo nguyên tắc “Less is more” (tạm dịch: ít nhưng lại là nhiều, càng ít càng tốt), có nghĩa là đơn giản tận cùng, đơn giản hết mức có thể.
Chính là không gian thoáng đãng tràn ngập ánh sáng tự nhiên, chứ không phải đồ đạc là linh hồn của phong cách này.
In đậm trong thiết kế truyền thống của Nhật Bản và khái niệm của thiền triết học hướng đến sự đơn giản, tinh khiết, gần gũi với triết lý “buông bỏ” của nhà Phật
Vì nó không thể tồn tại trong những không gian ngổn ngang đồ đạc, nên bạn cần phải suy nghĩ để quyết định món nào nên giữ, món nào nên bỏ đi.
Cảm xúc mang lại: Thanh đạm, khoa học, chính xác, thoải mái, trẻ trung nhưng không kém phần sang trọng đẳng cấp.
Gắn kèm là một phong cách sống của người yêu thích sự tự do.
Về chi tiết:
- Màu đơn giản và ít: Không quá 4 màu trong cùng 1 hệ
- bề mặt trơn láng ít chi tiết, tối đa 4 màu.
- Không gian mở lớn với nội thất nhỏ, tối giản, Giảm thiểu tới số lượng hợp lý, đề cao sự Chính xác. khối hình học cơ bản được sử dụng : vuông, chữ nhật, tròn với bề mặt sắc nét, đơn sắc, không trang trí, không khắc viền. không gian lớn với các đối tượng và nội thất nhỏ. không gian đơn giản và sạch sẽ. Đề cao vẻ đẹp tự nhiên nhất của chất liệu.
- Nhà kho là chìa khóa để duy trì sự tối giản.
- Sử dụng điểm nhấn là ánh sáng tự nhiên là
Phong cách Kiến trúc Xa hoa LUXURY
Cuối thế kỷ 18 Vào thời kỳ Phục Hưng phong cách thiết kế Luxury được ra đời và ứng dụng trong các công trình kiến trúc cung điện xa hoa, tráng lệ. Ngày nay, kiểu kiến trúc này đã được cải tiến và giao thoa với các phong cách thiết kế khác để tạo nên nhiều điểm khác biệt nhưng vẫn giữ được nét cầu kỳ và sang trọng vốn có.
Đặc điểm nổi bật của nội thất trong phong cách thiết kế Luxury
Tính cá nhân hóa rất cao:
Tính cá nhân hóa có trong từng chi tiết là đặc trưng nổi bật nhất của kiểu thiết kế này. Các ý tưởng, yêu cầu sẽ được thể hiện đầy đủ và rõ ràng trong không gian, đảm bảo độ tinh tế và hoàn hảo nhất trong từng chi tiết. Vì thế, phong cách thiết kế Luxury được rất nhiều người trong giới thượng lưu lựa chọn để thể hiện sự giàu có, xa hoa cũng như đẳng cấp của mình.Không gian đẳng cấp mang tính cá nhân hóa cao
Màu sắc tự do:
Đối với những phong cách thiết kế khác, màu sắc sử dụng cần đảm bảo sự hòa hợp giữa không gian nội thất, ngoại thất cùng các yếu tố về sự hài hòa giữa tông màu. Tuy nhiên, khi trang trí theo phong cách Luxury thì cần có cái nhìn tổng thể, bao quát trong từng chi tiết để có thể tạo ra được sự đồng nhất cho toàn bộ không gian. Đồng thời cũng cần phải toát lên được cá tính, sự quyền uy và đẳng cấp riêng của gia chủ. Do đó, màu sắc sử dụng cho phong cách thiết kế này sẽ không cố định và không giới hạn sự phá cách.Cần lưu ý sự hài hòa về màu sắc của nội thất Luxury.
Chất liệu vô cùng cao cấp:
Một trong những đặc trưng rõ ràng nhất của phong cách Luxury là chất liệu được sử dụng đều là loại cao cấp, hiếm có và vô cùng đắt đỏ. Những chất liệu này khi phối hợp với nhau sẽ mang đến sự choáng ngợp và bất ngờ cho người xem, khiến không gian trở nên bóng bẩy, đẳng cấp và lộng lẫy nhất. Những chất liệu thường được dùng cho phong cách này như gỗ tự nhiên cao cấp, kim loại mạ vàng, đá cẩm thạch…Chất liệu sử dụng trong phong cách kiến trúc này đều là loại cao cấp, hiếm có và vô cùng đắt đỏ.
Bóng bẩy và tinh xảo:
Mọi chi tiết trong phong cách thiết kế Luxury, dù là nhỏ nhất cũng phải đạt đến trình độ tinh xảo tuyệt đối. Những chi tiết này không đơn thuần chỉ để trang trí mà nó còn phải tạo được hài hòa, tương xứng với tổng thể thiết kế, giúp đem đến không gian tráng lệ và xa hoa nhất.Các chi tiết của phong cách Luxury có sự tinh xảo đáng kinh ngạc trong từng chi tiết.
phong cách hiện đại tối giản:
Bạn hãy xem thêm một ví dụ tiêu biểu tại đây
Phong cách kiến trúc Công nghệ cao HITECH
Hitech (High Technology) mang dáng dấp và âm hưởng của các thiết bị công nghệ cao, được những người ưa thích công nghệ yêu thích.
Đặc điểm của kiến trúc công nghệ cao:
- Đề cao sự TỐI GIẢN, màu sắc ĐƠN GIẢN (thường là đen/ trắng/ xám), nhiều đường nét.
- Rất sáng tạo đi kèm với ứng dụng các vật liệu có tính chất phẳng- lỳ, các thiết bị tiên tiến nhất.
- Không gian sống và làm việc trở nên cực kỳ hiện đại, thông minh, như kiểu “viễn tưởng”.
Giới thiệu một số hình ảnh của phong cách kiến trúc công nghệ cao:
Nhata.net hy vọng các thông tin trong bài viết Hãy Lựa chọn Phong cách Kiến trúc có ích cho bạn!