Vật liệu nội thất là các vật phẩm được sử dụng để trang trí và trang bị cho không gian nội thất của một ngôi nhà, bao gồm đồ gỗ, đồ da, vải vóc, kính, gạch, và các vật liệu khác. Các vật liệu nội thất thường được sử dụng để tạo ra không gian sống thoải mái, tiện nghi và đẹp mắt. Nhata.net sơ lược một số vật liệu phổ biến hiện nay:
Gỗ tự nhiên
Gỗ sồi | Gỗ óc chó | Gỗ hương | Gỗ căm xe | Gỗ lim |
Gỗ sao | Gỗ cẩm | Gỗ trắc | Gỗ cao su | Gỗ tràm |
Hồng đào | Gỗ thủy tùng | Gỗ ca te | Gỗ ngọc am | Gỗ trai đỏ |
Gỗ kim giao | Gỗ samu | Gỗ muống đen | Gỗ trầm hương | Gỗ xoan đào |
Gỗ thông | Gỗ gụ | Gỗ sưa | Cây keo | Gỗ xà cừ |
Gỗ ngọc am | Gỗ thủy tùng | Gỗ hồng đào | Gỗ giáng hương | Gỗ bằng lăng |
Gỗ sơn huyết | Gỗ xá xị | Gỗ kiền kiền | Gỗ anh đào | Gỗ bách xanh |
Gỗ mun | Gỗ Pơ Mu | Gỗ keo | Gỗ dổi | Gỗ cà te |
Gỗ gõ đỏ | Gỗ sến | Gỗ xà cừ | Gỗ xoan ta | Gỗ trai đỏ |
Gỗ mít | Gỗ huỳnh đàn | Gỗ chiu liu | Gỗ nghiến | Gỗ Lũa |
Gỗ nhựa siêu chịu nước
Cấu tạo từ bột nhựa + bột gỗ trộn với keo theo tỷ lệ. Tấm gỗ nhựa có bề mặt rất cứng ấn không lún thủng, hơi gồ ghề do bản chất nhựa nhiệt. Phần lõi foam hơi mềm hơn có thể ấn lún. (nhựa xốp, nhựa Fomex có thể uốn cuộn thường dùng trong lĩnh vực trang trí). Màu sắc ngả vàng sẽ tốt hơn trăng tinh do được tấy hóa chất.
Một số tính năng vượt trội của gỗ nhựa so với các loại gỗ tự nhiên và công nghiệp:
- Trọng lượng nhẹ (khoảng 550kg/m3).
- Chịu nước chống ẩm tuyệt đối, hoàn toàn vượt trội so với tất cả mọi loại gỗ CN (ngâm nước 10 năm không phân hủy).
- Không ẩm mốc, mối mọt, cong vênh.
- Cách âm, cách nhiệt, chống ồn.
- Chống cháy lan (so với gỗ CN và tự nhiên không chống cháy).
- Độ bám vít không cao nhưng theo thời gian sẽ bền hơn gỗ công nghiệp (sớm bị bở).
Khuyết điểm:
- Ván nhựa chịu lực kém hơn gỗ CN và càng kém xa gỗ tự nhiên. Do đó không nên làm toàn bộ tủ bếp bằng gỗ nhựa.
- Chỉ có 1 hình dáng duy nhất ở dạng tấm ván. Không thể đòi hỏi các đồ nội thất làm từ ván nhựa có hình. thù, trạm khắc được (Tuy vậy, xu thế đang là thiết kế phẳng phong cách hiện đại).
- Giá thành cao: Loại 1 mặt cứng hoảng 16,5 tr/m3 (740k/ tấm 15mm); Loại 2 mặt cứng khoảng 18,0 tr/m3 (803k/ tấm 15mm)... cao khoảng 2 lần MDF chống ẩm phủ Melamin.
Gỗ OSB (Oriented Strand Board- ván dăm định hướng)
OSB là loại gỗ công nghiệp. Có thành phần cấu tạo là 95% vỏ bào/các dăm gỗ lớn được xếp theo một hướng nhất định và 5% keo kết dính, được ép dưới nhiệt độ, áp suất cao.
Ưu điểm:
- Ván OSB thông thường có giá thành thấp hơn ván dán.
- Có liên kết tốt, độ cứng và độ bền cơ lý rất cao.
- Có độ bắt vít và độ đàn hồi rất cao.
- Bền trong môi trường có độ ẩm cao.
- Ván có khối lượng nhẹ nên khá dễ thi công.
Nhược điểm:
- Bề mặt ván OSB là bề mặt hoàn thiện nên rất khó để sơn màu lên.
- So vơi ván dán, khi có độ ẩm bên trong ván thì ván OSB khô lâu hơn.
Ứng dụng:
- Ván OSB thường được sử dụng làm tấm lót sàn, vách ngăn tường, kệ trưng bày và làm khung đỡ cho các sản phẩm nội thất khác (VD dùng làm thành vách các hộp rèm trần đảm bảo tính vững chắc và lâu dài).
- Sử dụng làm khung đỡ do có độ cứng và độ bền cơ lý vô cùng tốt.
- Đặc biệt, ván OSB còn được sử dụng làm các thùng đựng hàng do có độ bền cao.
Gỗ dán (Plywood)
Plywood là loại gỗ công nghiệp, được cấu tạo từ nhiều lớp gỗ mỏng ~1mm ghép chồng vuông góc với nhau bằng keo chuyên dụng. Gỗ này độ bền ở tầm trung, độ chịu lực ở tầm trung nên chỉ thích hợp làm những tủ kệ nhỏ và nhẹ.
Sử dụng trong gia công phần thô của đồ nội thất gia đình, đồ nội thất văn phòng. Nó cũng được sử dụng làm lõi cho bề mặt veneer. Các loại gỗ dán chịu nước thường được ứng dụng trong việc làm coppha, gia cố cho các sản phẩm ngoài trời.
Gỗ ván dăm MFC (Okal) – Melamine Faced Chipboard
MFC là loại gỗ công nghiệp, được cấu tạo từ gỗ tự nhiên ngắn ngày (keo, cao su...) xay thành dăm nhỏ, trộn với keo chuyên dụng và ép với lực nén cao thành dạng tấm. Đặc tính không co ngót, cong vênh, chịu lực khá tốt. Gỗ MFC có hai loại là MFC thường và MFC xanh chịu ẩm. Giá thành hợp lý. Độ bền chỉ từ 10-15 năm, sau đó có khả năng bong tróc bề mặt.
Khi sử dụng làm nội thất, MFC sẽ kết hợp với lớp bề mặt Melamine để có màu sắc đa dạng.
Gỗ MDF – Medium Density Fiberboard
MDF là loại gỗ công nghiệp, được cấu tạo từ gỗ tự nhiên ngắn ngày (keo, cao su...) xay thành bột mịn, trộn với keo chuyên dụng và ép với lực nén cao thành dạng tấm. Đặc tính khá nặng, không co ngót, cong vênh, chịu lực khá tốt. Gỗ MDF có hai loại là MDF thường và MDF xanh chịu ẩm. Giá thành hợp lý. Độ bền 10-15 năm.
Khi sử dụng làm nội thất, MFC sẽ kết hợp với lớp bề mặt Melamine/ Veneer để có màu sắc và cảm xúc đa dạng. Được ứng dụng làm đồ nội thất trong nhà phổ biến nhất bởi giá thành phù hợp và đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Cốt HDF thường nặng, đắt đỏ lãng phí.
Gỗ HDF- High Density Fiberboard
HDF là loại gỗ công nghiệp, được cấu tạo từ gỗ tự nhiên ngắn ngày (keo, cao su...) xay thành bột mịn, trộn với keo chuyên dụng và ép với lực nén RẤT CAO, thành dạng tấm. Đặc tính khá nặng, không co ngót, cong vênh, chịu lực khá tốt.
HDF cứng nhất trong các dòng gỗ công nhiệp, thường sử dụng làm các loại ván sàn.
Gỗ công nghiệp ghép thanh
Gỗ tự nhiên ghép thanh (gỗ ghép thanh) được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Những thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý hấp sấy, trên dây chuyền công nghệ tiên tiến.
Có 4 cách thức gỗ ghép song song, mặt, cạnh, giác: Gỗ ghép song song gồm nhiều thanh gỗ cùng chiều dài, có thể khác chiều rộng, ghép song song với nhau. Gỗ ghép mặt gồm nhiều thanh gỗ ngắn, ở hai đầu được xẻ theo hình răng lược rồi ghép lại thành những thanh có chiều dài bằng nhau, rồi tiếp tục ghép song song các thanh thành tấm gỗ có bề mặt rộng.
Đặc điểm: Không bị mối mọt, không bị co ngót cong vênh, mẫu mã đa dạng phong phú, bề mặt được xử lý nên có độ bền màu tốt, có khả năng chịu va đập và chống xước, chống nước cao.
Nhata.net hy vọng các thông tin trong bài viết Vật liệu đóng đồ nội thất có ích cho bạn!