Cách lập kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh

Nhiều người bắt đầu kinh doanh mà không có một bản kế hoạch kinh doanh cụ thể. Bạn có thể đưa ra một ý tưởng tuyệt vời và nhận được lời khen tự bạn bè, nhưng liệu điều đó có đảm bảo nó sẽ thành công? Câu trả lời là không, thường là thất bại. Theo một số liệu thống kê của Fundera, tại Mỹ và các nước phát triển, cứ 100 người ra kinh doanh thì sau 3 năm chỉ còn lại 14 người. 86 người còn lại ngủm, hy sinh. Tại Việt Nam tình hình chắc chắn tệ hơn rất nhiều.

Việc xây dựng một kế hoạch kinh doanh rõ ràng nghiêm túc, hiểu rõ về thị trường, hiểu rõ về khách hàng và các phương thức thực hiện phải là bước đầu tiên cần phải làm để thực hiện một ý tưởng.

Kế hoạch kinh doanh là một bảng mô tả quá trình quá trình kinh doanh trong một khoảng thời gian. Ngắn hạn thì 1 năm, trung và dài hạn thì từ 3-5 năm. Các nhà đầu tư hay ngân hàng thường coi việc lên một bản kế hoạch cụ thể là điều kiện cần thiết để xem xét cung cấp vốn.

Khi bạn có một ý tưởng kinh doanh, nó là một hạt giống. Nhưng chưa chắc thị trường đã cần chúng, bạn đã có khả năng chăm sóc chúng cũng như điều kiện nuôi trồng chín muồi.

Thẩm tra ý tưởng kinh doanh

Bằng cách tự mình trả lời các câu hỏi: bạn định kinh doanh gì? TẠI SAO bạn lại muốn kinh doanh nó? Trả lời và tiếp tục đặt liên tiếp các câu hỏi, theo hình thức truy vấn. Qua đó bạn sẽ phát hiện ra một số điều thú vị để xem lại ý tưởng của mình.

Ví dụ: Bạn định kinh doanh gì: Thời trang; tại sao bạn lại chọn nó: vì tôi thích ăn mặc đẹp; tại sao bạn lại thích ăn mặc đẹp: vì tôi mặc đồ hay được bạn bè đồng nghiệp khen; tại sao bạn hay được đồng nghiệp khen đẹp: vì tôi biết chọn đồ hợp với vóc dáng, màu da, cân nặng và chiều cao (có kiến thức); tại sao bạn biết chọn đồ hợp như vậy: tôi đã  tự đọc rất nhiều tài liệu khi rảnh rỗi; vậy trong thời trang bạn chọn phân khúc nào: tôi sẽ kinh doanh dịch vụ may quần áo THIẾT KẾ RIÊNG BIỆT cho từng người, dựa trên màu da- cân nặng- chiều cao- vóc dáng (đã phát hiện ra một thị trường ngách rất thú vị, với shop koduha- không đụng hàng

Kinh doanh thứ bạn yêu thích nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng thực tế không phải lúc nào cũng thành công. Bằng chứng là đa phần cái mọi người giỏi toàn những cái mình không thích. Hãy chọn những cái mình có thể làm tốt và người khác sẵn sàng trả tiền. Tất nhiên nếu điều đó trùng với đam mê thì thật tuyệt. Nhưng hãy đừng đặt cược vào sở thích. Không biết bơi mà nhảy xuống nước là chết chắc. Kinh doanh không phải là cờ bạc mà chơi may rủi.

Đánh bạc mà có kiến thức sẽ là đầu tư, Đầu tư mà không có kiến thức sẽ là đánh bạc- Edwoard O.Thorp

Phân tích sản phẩm:

Nó có gì đặc biệt/ khác biệt? Đơn giản chỉ là một vài sự khác biệt. Cùng 1 sản phẩm tương đương, thì nghĩ ra cách gây chú ý cho người dùng, để cho họ nhận ra lợi ích HƠN CÁI XUNG QUANH ở một số yếu tố: Giá/ chức năng sản phẩm/ mẫu mã màu sắc/ độ tiện dụng. Được càng nhiều yếu tố thì càng tốt, nhưng chí ít thì phải có sự khác biệt.

Thống kê các sản phẩm trong hệ sinh thái sản phẩm dự kiến kinh doanh.

Điểm mạnh riêng của sản phẩm: Mới/ điểm khác biệt (Đây là nội dung bắt buộc nếu muốn cạnh tranh trên thị trường).

Nếu sản phẩm không có sự khác biệt, thì có thể tập trung vào trải nghiệm khác biệt của khách hàng.

Thuận lợi nội tại: Những gì bạn có> giúp bạn có thể thuận lợi khi bước vào thị trường: Tiền vốn/ con người/ quan hệ/ địa điểm/ thị trường hẹp tại nơi định kinh doanh...

Phân tích thị trường:

Phân tích nhu cầu thị trường đối với sản phẩm dịch vụ dự kiến kinh doanh (cơ hội) là yếu tố sống còn để quyết định khởi đầu một công việc. Nó gần như quyết định thành bại, hay nếu thành công cũng sẽ rất cực khổ. Cho dù bạn không muốn ai khác đọc nó thì bạn cũng vẫn phải làm. Căn cứ các thông số:

Môi trường vĩ mô: Kinh tế vĩ mô;chính trị- pháp luật; xu hướng; văn hóa... liên quan/ có thể ảnh hưởng đến sản phẩm.

Môi trường vi mô:

  • Tình hình thị trường: tốc độ tăng trưởng của thị trường các kỳ trước? Xu hướng trong tương lai? Phương pháp kinh doanh mới?
  • Đối thủ cạnh tranhĐối thủ cạnh tranh hiện tại là gì? Đối thủ cạnh tranh trong tương lai? Điểm mạnh điểm yếu của đối thủ? Phương pháp kinh doanh của họ?
Đối tượng phân tích Điểm mạnh Điểm yếu Biểu hiện thành lợi ích
Công ty bạn 1. Tài chính rất mạnh2. Bộ máy quản trị chuyên nghiệp 1. Quy trình phức tạp2. Thiếu sự linh động 1. Chiếc khấu cao
Đối thủ 1
Đối thủ 2
Đối thủ 3
Đối thủ 4

Qua đó phân tích sự cần thiết/ ước tính ĐỘ LỚN của thị trường với sản phẩm dịch vụ, xu hướng các năm tiếp theo.

Đối tượng khách hàng mục tiêu: 

Khách đến với một sản phẩm/ dịch vụ chắc chắn là họ đang gặp phải vấn đề tương ứng trong cuộc sống của họ. Trả lời một số câu hỏi để có thể "vẽ" lên chân dung khách hàng tương lai:

  1. Giới tính, độ tuổi, mức thu nhập,
  2. Lý do họ có nhu cầu với sản phẩm?
  3. Thói quen tiêu dùng mua sắm/ sở thích cá nhân liên quan tới sản phẩm?
  4. Phong cách sống như nào? Quan điểm sống có gì khác biệt?
  5. Họ đang ở đâu?
Kế hoạch kinh doanh
Lập kế hoạch kinh doanh để nhận diện rõ cơ hội và rủi ro

Chiến lược tiếp cận khách hàng mục tiêu:

Xây dựng chiến lược tạo dựng ĐIỂM CHẠM đầu tiên cho khách hàng, làm sao để họ biết đến sản phẩm.

  • Thông qua truyền thông để họ biết đến giá trị của loại hình sản phẩm.
  • Thông qua internet hoặc showroom.. để họ biết mình đang ở đâu. Ví dụ: Facebook để quảng cáo; Youtube để đăng Vlog/ video về sản phẩm; Website để trao giá trị, chốt đơn hàng qua tính năng đặt hàng (họ có thể mua vào 1h sáng mà bạn không cần phải check inbox, không cần phải trả lời)...

Từng giai đoạn nên xác định đâu là các kênh chủ lực cần tập trung? Cách thức phát triển các kênh đó. Chương trình Marketing nào sẽ được thực hiện trong suốt giai đoạn?

Với kinh doanh truyền thống, nếu đã xác định mặt hàng kinh doanh, thì việc phải làm là xác định được địa điểm kinh doanh phù hợp: Bán thuốc chọn gần bệnh viện; làm nhà nghỉ gần trường đại học; hàng ăn gần khu văn phòng...

Xây dựng Hành trình trải nghiệm khách hàng:

Xây dựng những trải nghiệm đối với sản phẩm, dịch vụ theo thời gian, kể từ ĐIỂM CHẠM đầu tiên, tương tác, cho đến khi đã sử dụng xong sản phẩm.

Trong thời đại công nghệ 4.0, hành trình trải nghiệm khách hàng trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Bởi khách hàng có thể trải nghiệm mua hàng online và offline tùy nhu cầu.  Mỗi nền tảng sẽ đem đến những trải nghiệm khác nhau. Ví dụ:

  • Mô hình offline, khách hàng sẽ trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm tại showroom, cửa hàng với điểm chạm thương hiệu có thể từ cách trưng bày, biển hiệu...
  • Trên nền tảng online, khách hàng sử dụng công cụ tìm kiếm, mạng  xã hội hoặc các kênh marketing khác với những gian hàng ảo. Thậm chí là tư vấn online mà không có gian hàng nào.

Các chương trình bán hàng được đưa ra là gì (giảm giá, khuyến mãi, chiết khấu cho đại lý)? Chúng được thực hiện tại các kênh và địa điểm nào?

Sơ đồ triển khai hoạt động bán hàng gồm những gì? Kế hoạch xây dựng hệ thống và hoàn thiện mô hình bán hàng?  Kế hoạch hậu cần: Nó giúp nắm  tường tận chuỗi cung ứng để thực hiện và có kế hoạch dự phòng khi không chắc chắn.

  • Văn phòng làm việc, nhà kho lưu trữ
  • Các trang thiết bị và công nghệ nào cần trang bị phục vụ công việc
  • Quy trình giao nhận, thanh quyết toán với khách hàng
  • Phương thức quản lý hàng tồn kho

Quy trình bán hàng dự kiến áp dụng.

Kế hoạch tài chính và các chỉ tiêu cần theo đánh giá:

Về tài chính: Lập bảng dự kiến doanh thu, chi phí, điểm hòa vốn, lợi nhuận đạt được trong một khoảng thời gian kế hoạch. Ngắn hạn cho 1 năm. Trung và dài hạn 3-5 năm.

Chỉ tiêu 2023 2024 2025 Tổng 3 năm
Dòng tiền
Doanh thu
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp
Tỷ suất lợi nhuận gộp
Chi phí Marketing
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí khác
Thu nhập khác
Lợi nhuận trước thuế
Sản lượng hợp đồng nối tiếp
Số lượng khách hàng mới
Tỷ lệ tái ký

Kế hoạch nhân sự:

Mối quan hệ, đối tác, kênh bán hàng có thể huy động; Những ai tham gia, cấu trúc nội bộ, vai trò trách nhiệm và mối quan hệ giữa các cá nhân trong hệ thống; Chính sách chi phí liên quan đến người làm.

Nhiều người tin rằng cách tốt nhất là tự mình làm mọi thứ. Tuy nhiên điều này rất sai lầm. Mọi người, ngay cả những tỷ phú cũng không thể hoàn thành mọi thứ một mình. Bạn sẽ mệt mỏi và mất động lực nhanh chóng. Hãy để những người giỏi hơn bạn làm những việc mà bạn làm không tốt. Đó có thể là nhân viên, cộng sự hoặc thuê ngoài. Sự phân bổ công việc hợp lý mang lại kết quả tốt nhất và tiết kiệm thời gian nhất.

Hệ thống báo cáo, theo dõi và đánh giá thực hiện:

Các mẫu báo cáo ngày, tuần, tháng, báo cáo theo đầu mối công việc...

Lãnh đạo chỉ có thể kiểm tra công việc có bám sát kế hoạch hay không thông qua hệ thống báo cáo. Đương nhiên mọi thứ ở các mức độ không thể khớp với kế hoạch đề ra. Vấn đề là nội bộ phải cập nhật và điều chỉnh để kết quả cuối cùng là mãn nguyện nhất, bằng hoặc vượt kế hoạch đề ra.

Hãy chia ra những thời gian dành cho các lỗi phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch, luôn bổ sung vào kế hoạch kinh doanh nếu cảm thấy vẫn còn thiếu sót.

Và sau đó, khi mọi việc thống nhất là khả thi, thì chính sự kiên trì và tính kỷ luật sẽ đưa bạn đến với THÀNH CÔNG!

Kế hoạch kinh doanh
Chúc bạn thành công

Phân tích rủi ro:

Đánh giá các rủi ro tiềm ẩn và kế hoạch ứng phó.

Sau cùng, nhata.net khuyên bạn phải thật kiên cường, hãy đừng chưa thấy sóng cả đã ngã tay chèo nhé. Không có sự thành công nào đến sớm mà bền vững cả.

Nhata.net hy vọng các thông tin trong bài viết Lập kế hoạch kinh doanh có ích cho bạn!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *