Sửa chữa vết nứt kết cấu bê tông cốt thép

Kết cấu bê tông cốt thép sau khi thi công thường xuất hiện các sự cố như nứt, bong rộp, bọng xốp... do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những khuyết tật này không chỉ làm giảm khả năng chịu lực mà còn tạo điều kiện cho nước, không khí và các chất gây ăn mòn xâm nhập vào bên trong, dẫn đến suy giảm chất lượng và tuổi thọ của công trình. Việc sửa chữa sớm kết cấu bê tông cốt thép là rất cần thiết để ngăn chặn sự phát triển của hư hỏng, bảo vệ kết cấu và đảm bảo tính an toàn, bền vững cho công trình trong quá trình sử dụng.

Nhata.net xin giới thiệu các cách xử lý từ đơn giản đến phức tạp, từ rẻ tới đắt tiền đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Các nguyên nhân gây nứt:

  1. Nứt do co ngót, xảy ra do nước bốc hơi quá nhanh khỏi bề mặt, trong khi mặt dưới còn ướt, gây ra hiện tượng lệch ứng suất. Để tránh xảy ra, cần bảo dưỡng bê tông đúng cách.
  2. Nứt do móng lún không đều.
  3. Nứt do bị chất tải trọng quá mức.

Xem thêm về hình ảnh và nguyên nhân tại đây.

Công tác chuẩn bị:

Với phương án trám vá hoặc rót vật liệu hàn, trước hết bạn phải dọc mở rộng/ tạo độ mở độ sâu cho đường nứt phù hợp với loại vật liệu sử dụng, để đảm bảo lượng vữa mới đáp ứng kích thước tối ưu. Đảm bảo khu vực cần sửa chữa phải sạch, đặc chắc và không nhiễm bẩn. Dùng máy mài loại bỏ bê tông rổ tổ ong hoặc bê tông yếu

Tại những nơi bị hở thép, dù có hoặc không có sự ăn mòn cốt thép, hãy thổi cát hoặc dùng bàn chải sắt để làm sạch cốt thép khỏi các chất nhiễm bẩn và rỉ sét. Nếu thanh thép chỉ để lộ phân nữa đường kính thì đục phần dưới cốt thép để lộ ít nhất:

  • Khoảng trống 10 mm giữa thép và phần bê tông xung quanh nếu dùng vữa thi công bằng tay hoặc vữa rót (không trộn thêm đá).
  • Khoảng trống 30 mm giữa thép và phần bê tông xung quanh nếu dùng vữa rót trộn với đá dăm cốt liệu 10 mm.

Tại những vị trí mép cạnh, đục vuông góc với bề mặt bê tông để tạo độ sâu tối thiểu để vật liệu sửa chữa kết dính tốt với bê tông không bị nứt ví dụ đục sâu vào 10mm.

Tạo những hình dạng càng đơn giản càng tốt, ưu tiên tạo các đường thẳng và các góc. Bề mặt bê tông phải sạch và bảo đảm bề mặt không có các cốt liệu vụn vỡ và không bị rổ tổ ong.

chống thấm
Rạch mở đường nứt trên bê tông

Trám và bằng latex:

Bão hòa bề mặt bê tông với thật nhiều nước sạch nhưng không được để đọng nước khi sử dụng vật liệu có xi măng.

Xử lý kết nối bằng hồ dầu latex (1latex +1 nước+ 4xi). Quét nhiều lần cho dung dịch được rút xuống các đường nứt.

Tiếp theo pha vữa latex: dùng hồ già (XM/ cát= 1/2- 1/4), điều chỉnh độ sệt bằng hỗn hợp Sika Latex với nước (Latex/nước= 1/2-1/3), dùng máy khuấy kỹ tránh vón cục, rót cho kín và dùng bay miết bổ xung cho chặt.

Tiếp tục quét đè thêm lớp hồ dầu latex.

Lưu ý không dùng phương án này cho bề mặt lộ thiên.

Trám vá bằng Motokieu

Nước kết nối pha từ 1 keo MotoKieu pha 1 nước dùng chổi quét để làm sạch và thẩm thấu bịt kín đường nứt.

Dùng nước kết nối trộn với xi măng và khoảng 20% cát tạo thành vữa trám dẻo sệt. Dùng bàn lột/ bay bịt kín đường nứt.

Khi vữa trám hơi se mặt, quét tiếp lên trên lớp nước kết nối, để kết cấu với xi măng tạo thành một lớp co giãn rất dai phủ kín vết nứt phát triển.

Với ĐƯỜNG NỨT NHỎ chỉ cần dùng chổi quét nước kết nối cho đến khi no không rút nước nữa là được.

Trám vá bằng keo Contraction gốc Pu:

Sau khi vệ sinh sạch dùng súng chuyên dụng bơm keo PU. Miết qua- miết lại cho chặt phẳng và rải một chút cát lên để gia cường và bảo vệ bề mặt. Tham khảo thêm tại đây.

Đặc biệt thích hợp cho các đường nứt còn phát triển hoặc khe khe nhiệt chủ động.

Để đảm bảo hơn hãy dùng với lớp kết nối Sika Primer 3N tăng cường độ bám dính của lớp keo sau này với vữa. Đặc tính:

  • Gốc: Polyurethan-epoxy
  • Chuyên dùng để hình thành một lớp kết nối giữa nền đặc chắc và chất trám khe (không thích hợp để dùng như chất làm sạch hoặc làm đặc chắc bề mặt rỗng hoặc nền cát).
  • Thi công bằng cọ. Có thể thi công trên bề mặt ẩm (nhưng không ướt).
  • Định mức 1 chai 1 lít cho khoảng 200 bịch keo Pu 600ml.

Trám vá theo phương án của Kova:

Đục rộng vết nứt bằng búa, đục nhọn; Trám trét lại bằng dao trét tự chế hoặc bằng tay; Nếu vết nứt quá sâu, cho CT-14 hơi lỏng để có thể bơm vào khe nứt nhiều lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 1-3 ngày tùy thuộc vào điều kiện độ ẩm và thời tiết xung quanh.

Với bề mặt theo minh họa sau:

Chống thấm
Sửa chữa đường nứt theo phương án của KOVA

Bơm epoxy độ nhớt thấp, có áp lực:

Pha trộn keo trám gắn đi kèm theo đúng hướng dẫn, trám kín bên ngoài đường nứt để sau bơm keo khỏi tràn ra ngoài:

  • Sikadur 731 là keo kết dính Epoxy 2 thành phần, không dung môi để neo cấy, gắn thép, trám vá vào bê tông, dán sắt, nhôm, gạch ceramic,gỗ, thủy tinh và trám khe kết nối.
  • Epoxy DEP-00.
  •  Keo Epoxy trám vết nứt TCK-1401

Sử dụng xy lanh chuyên dụng hoặc máy chuyên dụng để đưa keo Epoxy vào sâu trong các vết nứt. Đảm bảo rằng keo được tiêm đầy đủ vào các vị trí cần thiết, nhằm đạt được hiệu quả tối ưu trong việc sửa chữa. Tham khảo tại đây. Một số loại keo:

  • Sikadur 752 là dạng keo Epoxy 2 thành phần có cường độ cao và độ nhớt thấp (*), giúp phục hồi cường độ cho kết cấu.
  • TC 1400 xuất xứ Hàn Quốc, là keo Epoxy 2 thành phần, độ nhớt trung bình, có sức mạnh kết dính tuyệt vời phục hồi cường độ bê tông. Khi đông cứng tạo ra lớp chống gỉ sét cho thanh cốt thép

(*) Độ nhớt thấp giúp dễ dàng thấm sâu vào các vết nứt, lỗ rỗng hoặc bề mặt xốp, giúp liên kết chắc chắn và cải thiện độ bám dính, dễ dàng được trải đều hoặc bơm vào các vị trí khó tiếp cận, tăng tính linh hoạt trong quá trình sửa chữa và xây dựng. Tuy nhiên, keo epoxy có độ nhớt thấp thường yêu cầu thao tác nhanh chóng vì nó dễ chảy lan, đặc biệt trong các bề mặt nghiêng hoặc thẳng đứng.

Rót Sikadur 20 CrackSeal:

Keo epxy 2 thành phần độ nhớt thấp đàn hồi nhẹ, không dung môi, không co ngót. Rất phù hợp với các khe nứt nông/các lỗ rỗng trong bê tông nằm ngang. Có thể khô hoặc ẩm nhưng không được đọng nước, Đặt sẵn trong lọ, thi công dễ dàng có thể tự thực hiện.

Trộn, lắc, rót Sika Crack Seal 20 dạng lỏng 2 thành phần (dùng liền sau khi trộn, sau khoảng 30ph có thể sẽ bị đông cứng). Vật liệu sẽ len lỏi đi sâu vào bịt kín vết nứt. Đặc tính của keo:

  • Epoxy hai thành phần, dạng lỏng, độ nhớt thấp, đàn hồi nhẹ, không dung môi, không co ngót.
  • Đặc dụng để trám khe nứt có độ rộng tới 1 cm và lỗ rỗng trong bê tông, sửa chữa chống thấm khe gạch dưới sàn khu vực ẩm ướt.
  • Bộ A+B 160ml, giá ~

Sika Monotop:

Monotop 610 pha với nước để được hồ dầu kết nối. Quét bao phủ cốt thép và bê tông cũ. Monotop 615 pha với nước để làm vữa trám vá từ 2-6cm cho mỗi lớp.

Vữa không co ngót/ tự chảy:

Bê tông rỗ tổ ong lớn sửa bằng cách dựng ván khuôn đổ vữa tại chỗ.

Các phương án khác:

Dùng nước thủy tinh. Giá thành giá rẻ 200k 20lit mà vẫn rất hiệu quả.

Dùng xốp+ xăng trộn vào nhau cho loãng ra rồi tưới vào các chỗ nứt.

Sử dụng keo Hi-Flex Sealant là sản phẩm keo trám trét trộn sẵn gốc acrylic, được sử dụng để xử lý và trám các vết nứt từ 2-10 mm. Keo khi khô có độ co giãn cao nên rất thích hợp cho việc xử lý các vết nứt, khe có sự di động như khung cửa với tường, vết nứt mở rộng, mối nối... Ngoài ra, keo Hi-Flex Sealant còn có độ bám dính và liên kết tốt trên nhiều loại bề mặt vật liệu như thạch cao, fiber cement, bê tông, cement, gạch, gỗ..

Nhata.net hy vọng các thông tin trong bài viết Sửa chữa vết nứt kết cấu bê tông cốt thép có ích cho bạn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *