Quản lý chi phí xây dựng nhà để không “viêm màng túi”?

Quản lý chi phí xây dựng

Bạn có biết rằng việc xây nhà mà không quản lý chi phí xây dựng giống như ra khỏi nhà mà không khóa cửa? Tất cả bắt đầu đầy hy vọng, nhưng đến cuối lại thấy mình lâm vào cảnh “ăn mì gói cả tháng” vì tài chính lố kế hoạch. Nhưng đừng lo, bài viết này sẽ giúp bạn quản lý chi phí xây dựng nhà một cách thông minh mà vẫn đảm bảo căn nhà mơ ước trở thành hiện thực.

Tổng mức chi phí: Tấm bản đồ kho báu cho hành trình xây tổ ấm

Hãy tưởng tượng xây nhà như đi thám hiểm vùng đất mới. Muốn đến đích an toàn, bạn cần tấm bản đồ chuẩn chỉnh, chính là tổng mức chi phí xây dựng. Đây không phải là một con số đơn thuần, mà là toàn bộ kế hoạch tài chính của bạn, từ chi phí mua đất, vật liệu xây dựng, nhân công, nội thất, cho đến cả khoản... uống trà đá bàn bạc với thầu xây dựng.

Tại đây Nhata.net giới thiệu cách tính khái toán gần đúng (cộng trừ 10%) để bạn chuẩn bị tài chính cho ngôi nhà tương lai: Phương án tính tổng mức chi phí dựa trên Diện tích xây dựng quy đổi x Suất đầu tư.

Ví dụ về Cách tính diện tích quy đổi với 1 nhà 5x20m (diện tích xây dựng 100m2), xây 3 tầng 1 tum, móng ép cọc:

Cấu kiện Dài (m) Rộng (m) Hệ số quy đổi Diện tích quy đổi (m2)
PHẦN HẦM
Bán hầm-  không có bán hầm, nếu có tính tương đương 50% diện tích xây dựng 50%
Hầm từ 1,5-2,0m- không có 100%
Hầm trên 2,0m- không có 150%
PHẦN MÓNG
Móng đơn bao gồm bể phốt- không sử dụng móng đơn 20 5 30%
Móng băng bao gồm bể phốt- không sử dụng móng băng 20 5 40%
Móng ép cọc bao gồm bể phốt (cọc 6m, sâu hơn tính thêm) 20 5 50% 50
Khoan nhồi- không sử dụng 20 5 100%
Móng bè- không sử dụng 100%
TẤM SÀN XÂY DỰNG
Tầng 1 20 5 100% 100
Tầng 2 20 5 100% 100
Tầng 3 20 5 100% 100
Tầng tum 3 5 100% 16
Sân thượng bê tông (bao gồm chống thấm, chống nóng, lát gạch bảo vệ) 20 5 50% 50
Giếng trời >10m2 -50%
Mái ngói vì kèo thép 75%
Bê tông dán ngói 130%
Bê tông riềm mái 50%
Mái  khung sắt lợp ngói 30%
Cộng diện tích quy đổi 416 (m2)

Suất đầu tư xây dựng 2023: Phần thô 3.500k/m2; cả hoàn thiện 7.000k/m2, với các chủng loại vật tư cơ bản như sau:

  • Thép Hòa Phát; xi măng Hà Tiên.
  • Cát vàng 1.4 cho xây trát và 1.8 cho bê tông; gạch tuynel.
  • Dây điện Cadivi; ống nước Tiền Phong/ Bình Minh.
  • Chống thấm vệ sinh và sân thượng chuẩn 3 lớp.
  • Trần thạch cao Vĩnh Tường; bột bả Việt Mỹ; sơn Jotun; cửa đi và cửa sổ nhôm Xinfa Việt 1.4mm- kính cường lực 8mm; tay vịn thang căm xe 7cm kết hợp kính cường lực 10mm; đèn Rạng Đông; ổ cắm và công tắc Sino; thiết bị vệ sinh VTATO loại 1; ốp lát vệ sinh gạch xương đá 30x60 và lát sàn 80x80;
  • Giá chưa bao gồm nội thất như bàn, ghế, giường, tủ...

Như vậy tổng mức bạn cần chuẩn bị như sau:

  • Phần xây dựng (chưa có nội thất) ước: 416m2 x 7.000k/m2= 2.912.000 k
  • Chi phí nội thất tạm tính trên m2 xây dựng (*): 316m2 x 700k = 221.000 k
  • Chi phí mua sắm thiết bị nhà bếp: 50.000 k
  • Rèm thảm
  • Chi phí thiết kế, thủ tục thêm ~3%: 90.000 k
  • Dự phòng phát sinh 10%: 290.000 k

Thị phạm 1 nhà 2 tầng không tum thi công năm 2023:

Cấu kiện Dài (m) Rộng (m) Hệ số quy đổi Diện tích

quy đổi (m2)

Giá thực hiện theo bóc tách chi tiết (k)
Móng ép cọc. bao gồm 1 bể phốt 16 4.35 50% 34,8 225.380 
Tầng 1 16 4.35 100% 69.6  
Tầng 2 15,6 4.35 100% 67,9  
Mái bằng bê tông: Chống thấm, chống nóng, lát gạch, ô kính cường lực 17.6 4.35 50% 38,3 70.000 
Cộng 210.6 1.227.915

Giá tính theo diện tích quy đổi: 210.6m2 x 7.000k= 1.474.000k, khá khớp với giá bóc tách chi tiết.

Bám sát tổng mức, tránh “vung tay quá trán”

Tổng mức chuẩn thì đã kèm theo khối lượng công việc, tiến độ và đơn giá liên quan. Đến giai đoạn này thì bạn đừng để 1 trong 2 đại lượng đó phát sinh đến mức mất kiểm soát là ổn. Bạn đừng để mình bị cuốn vào những ý tưởng “làm thêm một phòng cho đẹp” hay “thôi thì ốp đá hoa cương toàn bộ nhà bếp”. Mỗi thay đổi nhỏ đều có thể khiến ngân sách tăng vọt. Hãy luôn nhắc nhở bản thân: “Đẹp vừa đủ, không cần hoành tráng.”

Ngăn ngừa phát sinh bằng các hợp đồng chặt chẽ.

Một hợp đồng minh bạch chặt chẽ giúp bạn tránh những khoản “trời ơi đất hỡi” từ phía nhà thầu.

Không thay đổi thiết kế và chủng loại vật tư hoàn thiện giữa chừng:

Bạn nghĩ “chỉ thêm chút xíu” không đáng là bao? Thực tế, mỗi lần sửa đổi đều kéo theo cả chuỗi chi phí phát sinh.

Quản lý chi phí – Bí quyết giữ “ấm ví” và “ấm nhà”

Việc xây nhà là một hành trình đầy cảm xúc, nhưng đừng để cảm xúc cuốn bạn vào những chi tiêu không kiểm soát. Quản lý chi phí không chỉ giúp bạn hoàn thành ngôi nhà mơ ước mà còn giữ được sức khỏe tài chính lâu dài. Hãy bắt đầu với kế hoạch rõ ràng, giám sát chặt chẽ, và nhớ rằng: nhà đẹp chưa chắc cần đến ngân sách khủng!

Hãy để ngôi nhà là niềm tự hào của bạn, chứ không phải là… món nợ dài hạn.😄

 

Nhata.net hy vọng các thông tin trong bài viết Quản lý chi phí xây dựng nhà để không “viêm màng túi”? có ích cho bạn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *