Việc thi công hệ thống điện nhà phố đảm bảo kỹ thuật là rất quan trọng vì những lý do sau:
-
An toàn cho người sử dụng: Hệ thống điện được thi công đúng kỹ thuật giúp giảm thiểu nguy cơ cháy nổ, điện giật và các sự cố điện khác có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
-
Đảm bảo hiệu suất hoạt động: Một hệ thống điện được lắp đặt và bảo trì đúng cách sẽ hoạt động hiệu quả hơn, giảm bớt tổn thất điện năng và tăng tuổi thọ của các thiết bị điện.
-
Đáp ứng nhu cầu sử dụng: Nếu hệ thống điện được thiết kế và thi công đúng cách, nó sẽ đáp ứng tốt các nhu cầu sử dụng điện của các thiết bị trong nhà, từ chiếu sáng đến các thiết bị tiêu thụ điện khác.
-
Tiết kiệm chi phí: Việc thi công hệ thống điện đúng kỹ thuật giúp ngăn ngừa các sự cố và giảm thiểu chi phí sửa chữa và bảo trì trong tương lai.
-
Tuân thủ quy định pháp luật: Hệ thống điện nhà phải đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định hiện hành về an toàn điện, từ đó bảo vệ chủ nhà khỏi các rủi ro pháp lý.
-
Thẩm mỹ và tiện lợi: Một hệ thống điện được thi công kỹ lưỡng không chỉ an toàn mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, tạo sự thuận tiện trong việc sử dụng.
Nhata.net cung cấp cho bạn một số thông tin về việc bố trí một hệ thống điện cho một ngôi nhà phố.
Thống kê một số thiết bị sử dụng điện, công suất và vị trí:
Thiết bị sử dụng, vị trí | P (W) | Dây | AT | Vị trí đóng cắt/ dây chờ/ ổ cấp điện | |
Phòng ngủ | |||||
Chiếu sáng chung- công tắc 2 chiều | 1,5 | 10A | 120 cm, cửa ra vào và tab đầu giường (65cm) | ||
Chiếu sáng gián tiếp trên trần nếu có | Tab đầu giường | ||||
Đèn viền chân giường/ hắt khe đầu giường/ đèn đầu giường thả trần/ gắn tường (tâm đèn 130cm) | nt | ||||
Dây chờ cho hệ thống quạt: Quạt trần hoặc quạt treo tường | Cửa ra vào | ||||
Dây chờ chiếu sáng trong tủ áo | Lấy trên trần xuống/ 150cm | ||||
Điều hòa | 15A | ||||
Quạt thông gió | |||||
Bàn trang điểm | Công tắc, ổ cắm, 120cm, trên mặt bàn | ||||
Bàn làm việc | Công tắc, ổ cắm, 120cm, trên mặt bàn | ||||
Máy chiếu (1 ổ 5 lỗ, 1 ổ đầu cắm HDMI ) | Giáp trần / trên trần | ||||
Bàn là | Ổ cắm. Cao độ thao tác đứng 85, ngồi 62 | ||||
Cắm sạc điện thoại, đèn ngủ | Ổ đôi, 65cm, phía trên tab đầu giường | ||||
Tivi - giống phòng khách | |||||
Phòng khách | |||||
Ánh sáng chung- công tắc 2 chiều | 120cm, 1 ở cửa chính và 1 ở lối đi ra nhà sau | ||||
Đèn đọc sách sofa | 155cm hai bên sofa | ||||
Cấp tivi, gồm 1 ổ điện đôi, 1 mạng và 1 truyền hình | 120, ngay sau tivi. Xoay ngược đón dây ti vi để tránh bị xoắn vặn | ||||
Đầu và thiết bị âm thanh, gồm 2 ổ điện đôi | 30cm, ngay sau kệ (kệ cao 35-40cm). Chôn 1 ống nhựa D42 tới sau tivi để tiện luồn dây tín hiệu lên tivi | ||||
Đèn tranh lớn | Cao 10-15cm trên đỉnh | ||||
Ổ sạc điện thoại | 65cm. Hai bên sofa | ||||
Đèn tủ rượu | dây chờ 150cm | ||||
Cây nước nóng lạnh | |||||
Khu vệ sinh | |||||
Đèn chiếu sáng chung | Công tắc bên ngoài | ||||
Đèn gương | sau gương, 150cm | ||||
Bình nóng lạnh 30L | 2.500 | Ngang, sát bình, chấu đặt ngang và xuôi tránh nước bám theo dây, có vỏ chống nước | |||
Bồn cầu thông minh | 45cm | ||||
Cạo râu, sấy tóc | Trên chậu, 120cm | ||||
Đèn/ quạt/ sưởi | 2.500 | 200cm | |||
Bếp | |||||
Bếp từ | 4.000 | 2,5 | 30A | 30cm. Có CB, nối đất, dấu sau tủ dưới | |
Lò vi sóng/ lò nướng | 30cm, chấu nằm dọc, dấu sau tủ dưới | ||||
Máy rửa sấy bát | 30cm, dấu sau tủ dưới | ||||
Quạt hút mùi | 215cm | ||||
Máy lọc nước | 30cm | ||||
Ấm điện, nồi lẩu, 2 ổ + công tắc máy hút mùi | 2.000 | 100cm, trên mặt bàn bếp | |||
Ổ điện bàn ăn để cấp cho lẩu/ nướng | Dưới hoặc sát bàn ăn | ||||
Tủ lạnh | 150 | 65/ 30cm | |||
Đèn thả bàn ăn, cao độ 150cm | |||||
Đèn tủ bếp trên | 165cm- sau tủ/ 215cm- trên tủ | ||||
Đèn mặt bàn bếp | 115cm, cách lửa và nước > 50cm | ||||
Đèn Decor khác | |||||
Phòng nào cũng có/ có thể có | |||||
Chiếu sáng điểm | |||||
Chiếu sáng chung | |||||
Hệ thống quạt | |||||
Hệ thông gió | |||||
Máy lạnh 12.000BTU cục bộ gắn tường | 1.500 | 16A | Ổ cấp ngang máy, chấu nằm dọc; CB 120cm | ||
Đèn tranh | |||||
Quạt treo tường, 220cm | 50 | ||||
Quạt thông gió gắn tường, 220 cm | |||||
Đèn thả giữa phòng,, 200cm | |||||
Ô cắm thông dụng | 2,5 | 20/25A | 30cm | ||
Rèm tự động | |||||
Chờ điều hòa (điện, thoát nước và dây gas) | >40cm tính từ trần sau này | ||||
Chờ bảng điều khiển điều hòa trung tâm 150cm, trên công tắc | |||||
Chung/ tùy biến | |||||
Tủ điện | 160cm | ||||
Chiếu sáng hành lang, ban công, sảnh, cầu thang | |||||
Đèn bậc thang | |||||
Cửa cuốn | Cấp điện trên trần. Điều khiển 150cm | ||||
Chuông điện, 150cm | |||||
Ban thờ, 127cm | 150cm | ||||
Giàn phơi thông minh | 150cm | ||||
Camera | |||||
Công tắc, ổ cắm phạm vi tầng hầm, 150cm | |||||
Cục phát wifi 220cm | |||||
Đèn EXIT, sự cố, 220cm | |||||
Máy giặt | 400 | 2,5 | 25A | 100cm, phía trên thiết bị | |
Máy sấy quần áo | |||||
Phao điện | |||||
Lọc nước tổng | |||||
Máy bơm: Giếng khoan, lên mái, tăng áp | 100-750 | ||||
Mái xếp tự động | |||||
Rửa xe | |||||
Heat Pump | |||||
Chiếu sáng ngoại thất | |||||
Điện sân vườn, lối đi, cổng | |||||
Hồ bơi, hồ cá, tiểu cảnh | |||||
Thang máy | 4.500 | ||||
Dự phòng T1 và mái |
Về nguyên tắc chia lộ điện:
Phân chia lộ điện trên cơ sở bố trí các aptomat phù hợp.
Aptomat (tiếng Nga) là tên quen gọi của người Việt cho thiết bị đóng cắt tự động (cầu dao tự động). Còn trong tiếng Anh thiết bị đóng cắt là Circuit Breaker (viết tắt là CB)
Aptomat với 2 chức năng chính: Dùng để đóng cắt dòng điện bằng tay, đồng thời có chức năng bảo vệ quá tải và ngắn mạch trong hệ thống điện. Nó có tác dụng như 1 cụm cầu dao và cầu chì trước đây.
Một số dòng Aptomat có thêm chức năng bảo vệ chống dòng rò được gọi là Aptomat chống rò hay Aptomat chống giật.
Phân loại theo số pha / số cực:
- Aptomat 1 pha- 1 cực, hay còn gọi là at tép: Như 1 công tắc, bảo vệ 1 dây pha trong mạch điện. Loại này được sử dụng trong lưới điện 1 pha, bảo vệ pha nóng ( hay L ) trong các tủ điện bảo vệ line cho chiếu sáng hoặc ổ cắm… Nôm na là khi cho Aptomat về vị trí OFF nghĩa là cắt pha nóng của thiết bị phía sau
- Aptomat 1 pha:- 2 cực, at cối: Thiết bị đóng cắt bảo vệ 2 dây ( pha – trung tính) trong mạch điện. Loại này được sử dụng trong lưới điện 1 pha, bảo vệ dây pha ( nóng hay L ) và dây trung tính ( lạnh hay N ). Nôm na là khi cho Aptomat về vị trí OFF nghĩa là ngắt hết các đường dây nối vào thiết bị. Loại này nên đặt ở vị trí nguồn tổng, tức là để tắt tất cả các nguồn điện vào nhà, hoặc tắt nguồn điện cả phòng hoặc các thiết bị có công suất lớn như máy lạnh, máy giặt, motor bơm nước …
Ở đây cung cấp thông tin cho bạn về nguyên tắc bố trí Aptomat, để bạn kiểm tra và yêu cầu kỹ sư phải kiểm tra bố trí đầy đủ, hướng tới vận hành an toàn và tiện nghi
- Cô lập- chia nhỏ: Bị chập cháy/ cần sửa chữa khu vực nào chỉ ảnh hưởng/ cắt điện khu vực đó, các khu vực khác hoạt động bình thường. Vì vậy nên chia nhỏ khu vực (tối đa là phải trong tầm mắt và khoảng cách di chuyển ngắn- dễ dàng) bố trí mỗi khu vực đều có at cối quản lý
- Tương đồng: Bố trí riêng cho một cụm thiết bị có cùng một dạng, hình thức/ dải công suất tương đồng (ổ cắm; Chiếu sáng; Âm thanh...)
- An toàn cho mình: Chắc ban không muốn đang sửa ổ cắm trong phòng thì người khác không biết vô tình đóng Aptomat. Vì vậy nên bố trí trong tầm mắt từ vị trí của thiết bị sử dụng
- An toàn cho người khác: Trường hợp bạn thấy một người bị điện giật mà lại không biết Aptomat đang ở đâu
- Dễ hiểu: Bạn vô tình làm chập/ quá tải và ngay lập tức bị mất điện nguồn. Chắc bạn rất muốn nghe 1 tiếng "tách" ở ngay gần đó và sau khi khắc phục sẽ ra đóng lại- thay vì không biết nó ở đâu. Vì vậy nên bố trí càng gần vị trí của thiết bị sử dụng càng tiện nghi. Ví dụ trong phạm vi 1 căn phòng
Chọn dây và aptomat:
Công thức tính dòng điện: I (A)= P (w)/ U(v)*Cos(Phi)
Trong đó:
- I là cường độ dòng điện làm việc lớn nhất (A)
- P là công suất thiết bị sử dụng điện (w)
- Cos (Phi) hệ số công suất, thường chọn = 0.8
Nguyên tắc lựa chọn: Lb < Ln < Lz và Lscb > Lsc
Trong đó:
- Lb là dòng điện làm việc lớn nhất;
- Ln là dòng điện định mức của Aptomat;
- Lz là dòng điện cho phép lớn nhất của dây dẫn điện (được cho bởi nhà sản xuất);
- Lscb là dòng điện lớn nhất mà Aptomat có thể cắt, Lsc là dòng điện ngắn mạch.
Tiết diện ruột dẫn | Công suất chịu tải | Tiết diện ruột dẫn | Công suất chịu tải |
0,5 mm2 | ≤ 0,8 kW | 3 mm2 | ≤ 5,6 kW |
0,75 mm2 | ≤ 1,3 kW | 4 mm2 | ≤ 7,3 kW |
1,0 mm2 | ≤ 1,8 kW | 5 mm2 | ≤ 8,7 kW |
1,25 mm2 | ≤ 2,1 kW | 6 mm2 | ≤ 10,3 kW |
1,5 mm2 | ≤ 2,6 kW | 7 mm2 | ≤ 11,4 kW |
2,0 mm2 | ≤ 3,6 kW | 8 mm2 | ≤ 12,5 kW |
2,5 mm2 | ≤ 4,4 kW | 10 mm2 | ≤ 14,3 kW |
Một số lựa chọn thông dụng:
Tên thiết bị | Dây | Aptomat | Ghi chú |
Tủ điện tổng | 10/ 16 mm2 | 63A/ 93A | |
Phòng khách | 1x6/ 1x4 | 32A | |
Phòng ngủ | 1 x 4 | 25A | |
Ổ cắm, tủ lạnh, máy giặt, máy rửa bát... | 1x2,5/ 1x4 | 25A/ 20A | 2-6 ổ 15A cho 1 line; |
Ánh sáng | 1x1,5/ 1x1,0 | 10A | Công suất dưới 1kW thì nên dùng đồng loại dây súp mềm |
Bếp điện, lò nướng | 1 x 4 | 32A | Đến 2kW nên dùng loại cáp PVC có 2 lớp cách điện, tiết diện 4 mm² để đảm bảo an toàn cả về điện và về cơ. |
Dự phòng | 1 x 2,5 | 20A |
Với aptomat tổng: Cộng tổng công suất tất cả các thiết bị sử dụng điện, nhân với 1,5 rồi chia cho 220 là ok; Lắp đặt thêm cầu dao chống rò (ELCB) sau cầu dao tự động (MCB) trong hệ thống đường điện
Các loại dây và phạm vi ứng dụng:
Phân theo cấu tạo:
Dây dẫn điện ở đây chỉ đề cập đến các loại dây sử dụng sau công tơ điện. Ký hiệu dây trong bài viết cũng do nhata.net tự đặt, bởi vì các hãng đều có các ký hiệu riêng cho sản phẩm của mình.
Dây đơn 1 lõi cứng (D1C): là loại sử dụng phổ biến. Có tiết diện không quá 10mm2 (cỡ Ø 30/10).
Dây đơn mềm (D1M): gồm nhiều dây nhỏ, đường kính <0,2mm. Nên chỉ sử dụng để đi dây trong bảng phân phối điện.
Dây điện đôi (D2M): là loại dây mềm. Có nhiều dạng như dây đôi mềm dẹt/ mềm tròn/ mềm ovan. Phù hợp cho các thiết bị hay phải di chuyển nhiều, như các ổ cắm...
Phân theo màu sắc:
Chọn dây dẫn điện khác màu nhau cho các pha khác nhau để tiện sửa chữa thay thế. Dây lửa thường chọn màu nóng như cam/ đỏ. Và cần phải có dây nối đất cho thiết bị với màu quy ước là vàng sọc xanh lá.
Phân biệt dây dẫn tốt:
Hiện có nhiều loại dây chất lượng kém, hàng giả hàng nhái các thương hiệu uy tín trên thị trường. Bạn có thể phân biệt dây tốt qua một số dấu hiệu sau:
- Nhãn mác, xuất xứ rõ ràng. Trên dây ghi đầy đủ loại dây/ tiết diện/ tiêu chuẩn/ cấu trúc của ruột dẫn (số sợi và đường kính sợi. Khi đối chiếu phải phù hợp với thực tế). Chữ sắc nét.
- Ruột no căng, sáng bóng, màu đỏ là tốt nhất, chất đồng mềm dẻo. Dây nhái có khi ghi 2,5mm nhưng thực chất được 1,5mm, lõi dây tác động vài lần đã trở nên xơ xác.
- Vỏ bọc láng bóng, dẻo dai, co giãn khó đứt. Trong khi dây nhái dùng nhựa tái sinh giòn bở xỉn màu.
Tham khảo một số sơ đồ bố trí hệ thống điện nhà phố:
Rút ra một số nhận xét:
- Trên 1 mặt bằng, dù nhỏ chỉ 35m2 vẫn luôn bố trí tối thiểu 3 lộ điện. Các mặt bằng lớn trên 100m2 bố trí hơn 3 lộ.
- Các lộ bố trí khá cân bằng công suất cãn cứ các thiết bị sử dụng điện công suất lớn.
- Trong các lộ, bố trí các line riêng cho: ánh sáng; ổ cấp điện; cửa cuốn; máy giặt; máy sấy quần áo; bình nóng lạnh; bếp; lò nướng; cửa cuốn...
- Có thể lắp thêm các ổ cắm cho các thiết bị khác trên lộ cho các thiết bị chính nếu đảm bảo công suất cũng như xác suất làm việc khó trùng nhau.
- Để đảm bảo an toàn, xem xét lắp aptomat chống rò ở cả sau aptomat tổng và các aptomat nhánh.
Một số lựa chọn dây, aptomat đồng bộ trong điện nhà phố:
- Dây 1 lõi đặc tiếp xúc (mm2)/ dòng điện định mức (A)/ Aptomat= 1,5/21/15; 2,5/27/20; 4,0/36/30; 6,0/40/40;
- Dây 2 lõi bọc cao su (mm2)/ dòng điện định mức (A)/ Aptomat= 6,0/45/40; 10,0/68/60; 16/91/75; 25/122/100;
Hệ thống chống sét, tiếp địa nhà phố:
Loại thụ động:
- Sử dụng 3 thanh thép V50 mạ kẽm dài 2-2,5m; Dùng thép d10 trơn để nối từ kim xuống bãi cọc; Điện trở kiểm tra dưới 10 Ohm.
- Toàn bộ hệ thống tiếp địa phải được nằm trong lòng đất, bao gồm cọc và các thiết bị kết nối
- Khoảng cách giữa các cọc phải vào khoảng 1~2 lần chiều dài mỗi cọc (chiều dài cọc thông thường là 2.4~5.2m)
Quy trình thi công:
- Đất phải liền thổ, chèn chặt lên toàn bộ chiều dài của cọc tiếp địa. Cọc phải được đóng sâu hoàn toàn xuống đất.
- Toàn bộ hệ thống tiếp địa phải được nằm ở trong lòng đất, bao gồm cọc và các thiết bị kết nối.
- Khoảng cách giữa các cọc phải rơi vào khoảng 1~2 lần chiều dài mỗi cọc (chiều dài cọc thông thường là từ 2.4~5.2m)
- Đào rãnh, đào hố hoặc khoan giếng
- Đóng cọc xuống hố
- Kết nối cọc với dây dẫn hoặc băng đồng
- Đo và kiểm tra điện trở đất
- Đổ hóa chất giảm điện trở (điện trở đất thấp thì không cần bước này)
- San lấp bề mặt
Loại chủ động:
Còn gọi là hệ thống thu sét thông minh/ trực tiếp/ chủ động. Giá thành cao, không dưới 25tr (2023).
Lưu ý: Tiếp địa hệ thống điện và thang máy có thể dùng chung; Điện trở kiểm tra dưới 4 Ohm
Nhata.net hy vọng các thông tin trong bài viết Hệ thống điện nhà phố có ích cho bạn!
Đang cập nhật...