Một số công nghệ hoàn thiện liên quan đến bê tông

Đường lát bê tông

Nhiều người chỉ nghĩ bê tông (beton) là để sử dụng cho kết cấu khung xương ngôi nhà. Nhưng thực tế có nhiều giải pháp hoàn thiện bề mặt bê tông. Bạn sẽ bất ngờ khi rất nhiều sản phẩm từ beton nếu sử dụng để tham gia các chi tiết hoàn thiện kiến trúc, sẽ mang lại cho ngôi nhà một phong cách rất cá tính, rất đặc biệt.

Nhata.net giới thiệu với bạn một số giải pháp thông dụng hiện nay:

Beton mài:

Là lớp beton hoàn thiện thay đá/ gạch lát. Được thi công với bột tăng cứng bề mặt (Harderner), sau đó mài, thêm màu tủy thích, phủ lớp bảo vệ đồng thời tạo độ bóng.

Beton đúc- mài:

Áp dụng cho bồn tắm, bồn rửa, lavabo, bàn ghế, bồn cây...Để thực hiện, nhà sản xuất cho thêm sợi thủy tinh gia cường vào beton (beton cốt sợi), tăng khả năng chống nứt, chống nước...

Beton hiệu ứng các bề mặt:

Hiệu ứng vân sần, đất nện, rỉ sét, thô đá, đá rửa, vân đá, vân gỗ...

Beton đúc cho hệ Facade (mặt dựng) ngôi nhà:

Bê tông áp khuôn (Stamped Concrete):

Là một giải pháp hoàn thiện bề mặt bê tông khi mới được đổ lên sàn, có khả năng mô phỏng lại bề mặt các vật liệu tự nhiên và nhân tạo như đá, gỗ, gạch lát…. bằng kỹ thuật sử dụng khuôn kết hợp với hóa chất chuyên dụng.

Nói đến trang trí bề mặt, không còn lựa chọn nào có thể tuyệt vời hơn hệ thống bê tông áp khuôn. Nhờ vào khả năng kết hợp không giới hạn của các kiểu khuôn mẫu đồ họa và các màu sắc,  bạn có thể thỏa sức sáng tạo ra những bề mặt bê tông đẹp mỹ mãn theo đúng ý mình.

Mẫu bê tông áp khuôn được ưa chuộng nhất là mẫu áp khuôn đá rối, không theo một kích thước, hình dạng nhất định.

Quy trình thi công bê tông áp khuôn

Bước 1: Be bờ cốp – pha, đan rải lưới thép:

Định hình khối lượng thi công cho mỗi ngày làm trên một khu vực nhất định vừa đủ theo nhân lực và số lượng khuôn mẫu, để đảm bảo tiến độ và hiệu quả.

Giới hạn khối lượng mét vuông cho mỗi ca đổ ( trung bình từ 50-100 m2 cho mỗi ca bơm bê tông). Cao độ của cốp pha sẽ là code hoàn thiện 0.000.

Kiểm tra cao độ và tiến hành be bờ cốp-pha bằng ván gỗ hoặc vật liệu tượng tự.

Rải lưới thép D4 hoặc D6 dạng lưới thép hàn A200, hoặc đan buộc dạng sợi tại các vị trí có hình cung.

Bước 2: Bơm san bê tông:

Sử dụng bê tông thương phẩm có cường độ tối thiểu M200, size đá và độ sụt tùy thuộc vào độ dày và thời tiết ở từng khu vực. Cào cán phẳng bê tông theo cao độ được đắp mốc trực tiếp trong quá trình đổ bê tông.

Bước 3: Xử lí bề mặt:

Xoa phẳng bề mặt bằng các dụng cụ như bay, bàn xoa hoặc thước xoa mặt, dụng cụ xử lí biên góc,… giúp bề mặt bê tông đạt độ phẳng, gia tăng mật độ bê tông và kết cấu bề mặt được ổn định hơn.

Sau khi bê tông đã bắt đầu se mặt đến thời điểm thích hợp thì tiến hành rải bột màu tăng cứng chống trầy xước, mài mòn và va đập Color Hardener (VD Masterpav M300 có tới 40 mã màu) lên bề mặt, Quá trình áp dụng bột màu cần được rải đều và xử lí chang xoa kỹ.

Bước 4: Dập khuôn tạo hoa văn trên bề mặt bê tông:

Sau khi kết thúc rải bột Hardener và xử lí xoa kỹ bề mặt khoảng 2-3h thì tiến hành rải bột chống dính khuôn (VD MASTERPAV R696)

Sử dụng hệ thống khuôn cao su tiến hành dập đóng dấu theo mo-dun quy định. Quá trình dập cần thợ có tay nghề khéo léo và dứt khoát, xử lí các khớp nối khuôn sao cho tự nhiên và đồng bộ. Sử dụng khuôn mềm hoặc khuôn lá để dập xử lác góc chân sát tường. Sử dụng dụng cụ con lăn bánh xe để đồ lại các đường chỉ dập không tới.

Bước 5: Vệ sinh và phủ Sealer bảo vệ bề mặt:

Khi sàn bê tông áp khuôn đã được đóng dấu sau 7 ngày thì tiến hành làm sạch bề mặt bê tông khỏi các lớp bụi bẩn hay lớp bột tăng cứng còn sót lại trên bề mặt bởi dung dịch hoá chất vệ sinh tẩy rửa bề mặt (VDMASTERPAV CI15)

Vệ sinh bề mặt sạch sẽ và chờ khô ráo bề mặt không còn ẩm ướt thì tiến hành sử dụng Chất phủ bảo vệ độ bóng trung bình trong suốt gốc dung môi  sealer  MASTERPAV AS28  lăn bằng rulo hoặc phun lên bề mặt sàn bê tông áp khuôn. Để đảm bảo thì nên phủ 2 lớp. Chờ khô nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng.

Ngoài sử dụng sealer có màu trong suốt thì Masterpav còn sản phẩm Sealer có màu. Phủ bóng có màu làm tăng cường độ màu sắc tươi hơn, đẹp hơn.

Có thể tham khảo mua sản phẩm tại https://betongtrangtribm.vn 

Bê tông tạo khuôn:

Sử dụng các khuôn đúc bê tông để tạo hình theo ý muốn

và rất nhiều sản phẩm khác nữa...

Tham khảo tại http://betonlab.vn/

Những lợi ích khi sơn epoxy lên tường sàn:

  • Tạo bề mặt trơn, láng với độ sáng bóng cao.
  • Không gây đọng nước, dễ dàng thực hiện vệ sinh làm sạch.
  • Không gây độc hại trong quá trình thi công sơn hoặc đi vào hoạt động.
  • Chống nấm mốc, ngăn ngừa các vi khuẩn gây hại.
  • Tính đồng bộ cao, thích hợp dùng được cho cả trần và sàn.
  • Đáp ứng các tiêu chuẩn thực hành như: WHO – GMP, HACCP …

Áp dụng cho phòng sạch: Xưởng thực phẩm, nhà máy, phòng thí nghiệm, bệnh viện, bể chứa nước sạch, lò mổ.. là hạng mục gần như bắt buộc để các DN đáp ứng các tiêu chuẩn, yêu cầu về điều kiện sản xuất và lưu thông sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế.

Các dòng sơn epoxy hiện nay:

Là loại sơn công nghiệp 2 thành phần.

  • Loại gốc nước WP: Sử dụng dung môi là nước, có hàm lượng chất hữu cơ dễ bay hơi VOC thấp, không thải độc, đem lại màu sắc bóng mờ
  • Loại không dung môi CP: tương tự như sơn epoxy gốc nước, nhưng có độ dày màng sơn cao hơn, sử dụng trong các môi trường khắc nghiệt về hóa chất.
  • Gốc polyurethane: tương tự như sơn CP, phù hợp cho các công trình tiếp xúc với môi trường ngoài trời, hóa chất, sự khắc nghiệt, ngập mặn,…
  • Loại gốc dầu EP: Phù hợp để sơn tường tầng hầm, sơn kẻ vạch, các khu vực không yêu cầu khắt khe về khả năng bay mùi

Loại sơn epoxy thích hợp nhất cho tường nhà chính là sơn epoxy hệ nước

Các công đoạn sơn epoxy cho tường:

Chuẩn bị bề mặt:

  • Mài tường
  • Bả, trám trét tạo độ phẳng.
  • Bề mặt phải thật khô,  độ ẩm < 4%
  • Vệ sinh, loại bỏ sạch bụi bẩn.

Thi công lớp chính:

  • Sơn lót epoxy theo phương pháp lăn rulo hoặc súng phun. Đảm bảo phủ đều bề mặt tường. Định mức 9 – 10m2/kg
  • Sơn lót khô thì sơn phủ epoxy lớp đầu tiên tạo màu (50µm): Sau khoảng 8h thi công lớp thứ 2 hoàn thiện đồng màu (50µm). Định mức 8 – 9m2/kg/ 2 lớp

Lưu ý: Đồng bộ sơn lót và phủ cùng hệ sơn, lô sơn (lót dầu + phủ gốc dầu, lót gốc nước + phủ gốc nước,…). Việc đồng bộ này là điều bắt buộc bởi vì nếu không cùng bộ sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Nhata.net hy vọng các thông tin trong bài viết Sơn Epoxy có ích cho bạn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *