Lựa chọn bố trí các Không gian của Ngôi nhà

Kiến trúc là một ngành Nghệ thuật và Khoa học về tổ chức sắp xếp không gian.

Vì vậy xác định các không gian công năng CẦN THIẾT- VỪA ĐỦ trong ngôi nhà tương lai là bước đi ĐẦU TIÊN quan trọng nhất. Và không ai khác, chính bạn phải xác định được, trước khi được tư vấn chuyên sâu thêm.

Nhata.net thống kê các không gian công năng của một vài loại hình nhà cơ bản. Bạn nên kiểm đếm và cân nhắc thật kỹ để tránh lãng phí, nhưng cũng không nên để thiếu một số không gian tuy tốn ít diện tích hoặc chi phí đầu tư, nhưng lại đem đến sự tiện nghi bất ngờ cho ngôi nhà. Một số không gian có thể kết hợp.

Nhà phố, nhà biệt thự

TT Các không gian công năng Nhà bạn?
1 Phòng ngủ
2 Vệ sinh trong phòng ngủ
3 Vệ sinh chung
4 Phòng khách
5 Phòng sinh hoạt chung (Không gian riêng dành cho giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình. Có thể kết hợp với P khách)
6 Không gian bếp
7 Khu rửa sơ chế dưới nền (Mổ gà vịt, cá... )
8 Quầy Bar, ăn nhanh
9 Không gian bàn ăn (Có thể liên hoàn với bếp, bar)
10 Để xe máy, ô tô (Một số nhà tận dụng xe máy chung với P khách)
11 Phòng thờ (Có thể đặt tại P khách)
12 Khu giặt phơi
13 Kho (Là chìa khóa nếu muốn nhà được ngăn nắp)
14 Hồ bơi, P xông khô ướt massage
15 P thể thao
16 P làm việc, đọc sách (Có thể đặt bàn làm việc trong P ngủ)
17 Thang máy (Đang là xu hướng, dù nhà chỉ 3- 4 tầng)
18 Thang bộ (Giảm quy mô khi có thang máy)
19 Vườn rừng trên mái
 20 Không gian cho thuê để ở (khép kín)
21 Không gian cho thuê để kinh doanh
22 Giếng trời lấy sáng lấy khi tươi, thải khí độc (nên bố trí khi chiều dài nhà >15m)
23 Tiền phòng (nơi để giày dép, áo khoác, ô che, gương soi...)

Nhà nghỉ, khách sạn bình dân

TT Các không gian công năng Nhà bạn?
1 Khu vực để xe
2 Sảnh đón tiếp
  • Quầy lễ tân
  • P nhân viên
  • Bàn ghế chờ
  • Kho giữ đồ, xe đẩy
  • Phòng vệ sinh nam- nữ
3 Phòng ngủ có vệ sinh
  • Phòng 1 giường đơn <12m2
  • Phòng 1 giường đôi hoặc 2 giường đơn <15m2
4 Khu giặt- là- phơi

Nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống:

TT Các khu vực công năng Nhà bạn?
 1 Khu để xe
2 Sành đón
3 Reception, back bar, kho bar
4 Bếp: Âu, Á, Nhật...
5 Khu sơ chế, khu rửa thịt cá
6 Khu rửa rau quả
7 Khu rửa chén bát
8 Kho mát, kho lạnh
9 Kho khô, kho bát
10 Kho chưa đồ dự trữ, đồ vệ sinh công nghiệp
11 Khu ra đồ
12 Khu chế biến lạnh
13 Khu nướng BBQ
14 Phòng ăn VIP (6-12 khách)
15 Khu ăn public (chung- Có thể bố trí vách ngăn di động)
16 Khu chờ đợi, trà nước
17 Khu trưng bày sản phẩm
18 Khu nuôi, nhốt động vật, hải sản...
19 Sân khấu sự kiện
20 Vệ sinh nam, nữ (Nên tách rửa tay ra ngoài phạm vi khu vệ sinh)
21 Ăn ca, nghỉ, thay đồ, vệ sinh nhân viên
22 Phòng điều hành
23 Thang tời thực phẩm (Nếu có phân chia tầng)
24 Khu vực máy phát điện
25 Tranh tượng, cây xanh, tiểu cảnh

tiêu chuẩn về pccc:

Thông tư 09/2023/TT-BXD quy định nhà ở riêng lẻ bắt buộc phải tuân thủ các quy định về PCCC nếu có quy mô:

  • Cao từ 07 tầng trở lên hoặc có chiều cao PCCC từ 25 m trở lên;
  • Hoặc có khối tích từ 5 000 m3 trở lên;
  • Hoặc có nhiều hơn 01 tầng hầm đến 03 tầng hầm.

Khi đó mỗi căn hộ tối thiểu phải có 2 lối thoát; thang là buồng kín tăng áp; tuân thủ khoảng cách, cửa chống cháy... vô cùng phức tạp, cần phải có chuyên gia am hiểu hỗ trợ bạn trước khi bắt đầu bố trí công năng ngôi nhà.

Một lần nữa, Chuyên gia khuyên bạn nên quan tâm soát xét qua một lượt, và nếu bỏ không gian nào là do chủ động chứ không phải bị quên. Việc bỏ sót nếu có dẫn đến việc khắc phục rất khó khăn và tốn kém, hoặc phải chịu đựng sự bất tiện lâu dài.

Nhata.net hy vọng các thông tin trong bài viết Lựa chọn bố trí các Không gian của Ngôi nhà có ích cho bạn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *