Cách sử dụng một số thiết bị điện trong nhà phố

Hiểu kỹ về cách sử dụng các thiết bị gia dụng trong nhà không chỉ đơn thuần là những dòng chữ, mà còn là những bí quyết giúp bạn khai thác tối đa tiềm năng của thiết bị và kéo dài tuổi thọ cho chúng

Lò vi sóng

Lò vi sóng chính là “người hùng” trong gian bếp hiện đại, đặc biệt với những bữa ăn cần tốc độ. tuy nhiên cần một số lưu ý khi sử dụng:

Lò vi sóng làm được những gì?

  • Làm nóng/làm chín thực phẩm.
  • Nếu muốn sử dụng để đun sôi nước, chỉ nên điều chỉnh thiết bị ở mức nhiệt thấp và trong thời gian ngắn. Cách làm tốt nhất là chia nhỏ thành nhiều lần đun, mỗi lần kéo dài khoảng 1 phút, nhiệt độ đun ở mức trung bình. Sau khi kết thúc lần đun đầu tiên, người dùng kiểm tra độ nóng/sôi của nước và căn chỉnh các lần tiếp theo sao cho phù hợp. Mặc dù việc đun sôi nước trong lò vi sóng rất dễ dàng và thuận tiện, nhưng bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa vì nước có thể gây nguy hiểm, gây bỏng cho con người hoặc hư hỏng thiết bị

Nút điều khiển CÔNG SUẤT: của máy cơ:

  1. High- cao/ High- trung bình cao: Dùng để nấu thịt, gạo, mỳ.
  2. Med- trung bình: Dùng cho các món dễ chín hơn như trứng/ thịt cuộn/ làm nóng chảy socola.
  3. Defrost- rã đông: Hay sử dụng, để làm tan đá trong thức ăn.
  4. Low- thấp: Hay sử dụng, để hâm nóng thức ăn.

Các loại khay đựng:

  1. Được phép: Thủy tinh chịu nhiệt là loại vật liệu lý tưởng nhất cho lò vi sóng; Đĩa gốm/sứ (trơn, dày, không hoa văn kim loại)/ khay nhựa có khuyến cáo được sử dụng cho lò vi sóng.
  2. Tuyệt đối KHÔNG ĐƯỢC đưa vào lò bất cứ sản phẩm nào có chứa/làm từ kim loại. Sóng vi ba sẽ tạo ra tia lửa điện, gây cháy nổ và làm hỏng lò; Giấy, giấy bạc: Giấy dễ cháy, còn giấy bạc sẽ phản xạ sóng vi ba, gây ra tia lửa điện; Hộp xốp: Hộp xốp khi tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ giải phóng chất độc hại; Nhựa thông thường: Phần lớn các loại nhựa khác không chịu được nhiệt độ cao của lò vi sóng, dễ bị biến dạng và giải phóng chất độc hại; Thủy tinh không chịu nhiệt: Loại thủy tinh này dễ bị nứt vỡ khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.

Những thực phẩm “cấm cửa” lò vi sóng:

Trứng: Món ăn có thể nổ tung như pháo hoa!
Đừng dại mà bỏ nguyên quả trứng vào lò vi sóng. Sức nóng sẽ làm lòng trứng giãn nở nhanh nhưng vỏ trứng lại kín bưng, thế là… bùm! Nếu vẫn muốn “chơi lớn”, hãy đập trứng ra chén, chọc vài lỗ ở lòng đỏ và dùng màng bọc thực phẩm (loại chịu nhiệt) bọc lại.

Trái cây: Từ siêu dinh dưỡng thành siêu “thảm họa”
Cho trái cây vào lò vi sóng là tự tay “hủy diệt” dinh dưỡng của chúng. Đặc biệt, nho là “kẻ thù” của lò vi sóng. Nho tươi hay nho khô đều dễ nổ tung tóe, tạo ra khí plasma, không chỉ gây bẩn mà còn làm hỏng lò.

Rau củ có lớp vỏ dày quay lò vi sóng như “bom mini” trong lò
Các loại thực phẩm có lớp vỏ dày như khoai tây, cà rốt, táo, nho… sẽ nổ văng khi nấu chín bằng lò vi sóng bởi sự giãn nỡ bên trong làm nứt vỏ ngoài. Đặc biệt là những loại củ chứa magie và selen như cà rốt khi nấu trong lò sẽ cháy thành các ngọn lửa xanh, đỏ, vàng, gây nổ lò. Cần gọt vỏ hoặc đâm các lỗ nhỏ lên thân củ trước khi cho vào lò vi sóng.

Bánh mì: Từ ngon mềm thành khô cứng
Lò vi sóng sẽ khiến bánh mì của bạn mất đi độ mềm xốp, khô cứng như đá. Thay vào đó, lò nướng sẽ là lựa chọn tốt hơn nếu bạn muốn bánh mì nóng giòn.

Hải sản vỏ cứng: Ngon đâu không thấy, chỉ thấy mùi
Tôm, cua, sò và các loại hải sản có vỏ cứng khi quay trong lò vi sóng sẽ mất đi chất dinh dưỡng, mùi vị nguyên bản, và thậm chí có mùi như cao su. Hãy hấp hoặc luộc chúng thay vì vi sóng.

Nước sốt
Nước sốt nóng trong lò vi sóng dễ trào hoặc bắn ra ngoài, gây bẩn lò. Mẹo đơn giản: dùng giấy sáp đậy kín miệng bát để tránh phiền phức.

Mẹo hay khi sử dụng lò vi sóng

  • Làm tan chảy chocolate: Đặt ở chế độ sóng trung bình khoảng 2 phút, bạn sẽ có chocolate mịn màng mà không cần đun cách thủy.
    Vắt cam nhiều nước hơn: Làm ấm quả cam 1–2 phút trước khi vắt, bạn sẽ ngạc nhiên vì lượng nước cam thu được.
    Hấp cơm: Dùng đồ gốm, sứ chịu nhiệt và thêm chút nước để cơm mềm ngon.
    Dễ dàng tách cùi dừa: Vi sóng phần dừa 3–4 phút, bạn sẽ tách vỏ dễ dàng.

Làm sạch lò vi sóng:

Đổ ít nhất một cốc nước vào bát, thêm vào đó vài lát chanh hoặc 2-3 thìa nước cốt chanh và đặt bát vào trong lò vi sóng. Tiếp theo, bật lò vi sóng chạy liên tục trong 5 phút và sau đó để nguyên như vậy trong khoảng 15 phút nữa trước khi mở cửa lò ra.

Dùng lò vi sóng xong nên đóng hay mở cửa? Thì ra bấy lâu rất nhiều hiểu sai- Ảnh 6.
Bát chanh sẽ vẫn nóng, nhưng ở mức độ an toàn để bạn có thể lấy ra mà không gặp nguy hiểm. Cuối cùng, sử dụng khăn vải hoặc khăn giấy để lau sạch mọi bề mặt bên trong lò, bao gồm cả bề mặt bên trong và bên ngoài của cửa lò cũng như miếng đệm.Nếu gặp những vết bẩn khó chùi do dầu mỡ, bạn có thể thêm một vài giọt nước rửa chén vào dung dịch chanh để tăng cường hiệu quả làm sạch. Đối với các phần như đĩa tuần hoàn, bạn có thể rửa chúng như bình thường hoặc đặt trong máy rửa chén.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *