Trát tường trần đảm bảo kỹ thuật

Có nhiều chủ nhà muốn nhà bền vững chỉ quan tâm đến kết cấu bê tông và cốt thép. Nhưng thực tế thì lớp áo bảo vệ quan trọng không kém. Nếu để xảy ra thấm dột thì kết cấu cũng không thể chịu đựng được lâu dài. Nhata.net lưu ý bạn trát tường trần sao cho đảm bảo mỹ thuật và kỹ thuật hỗ trợ kết cấu cho ngôi nhà.

quy trình đắp mốc vữa trát:

Công tác đắp mốc chính là việc lập một mặt phẳng trát giả định thật hợp lý đúng tim trục định vị trước khi trát thật.

Hãy thực sự quan tâm ngay, yêu cầu thợ làm đầy đủ, nghiệm thu xong mới cho trát-  nếu bạn không muốn nhà méo, lại tốn cát tốn xi măng gấp 2 nhà bình thường

Sau đây là quy trình 4 bước cho một bức tường:

Bước 1: Định vị 4 mốc sơ bộ chính (*)

  • Định vị 2 mốc phía trên, cách góc tường 15-20cm, bằng cách đóng đinh
  • Tạm vạch lên thân đinh độ dày sơ bộ bằng một lớp vữa trát tối thiểu 10-12 mm
  • Dùng quả rọi thả xuống định vị 2 mốc trên thân 2 đinh được đóng tiếp tục ở phía dưới sát sàn nhà

 Bước 2: Điều chỉnh 4 mốc chính

  • Căng dây 4 cạnh và 2 đường chéo căn cứ các mốc sơ bộ, hình thành một mặt phẳng trát dự tính trong tương lai
  • Đo từ dây vào mặt tường xây để đánh giá bề dày trát dự tính từng khu vực
  • Điều chỉnh 4 mốc trát sao cho bức tường có bề dày lớp trát hợp lý nhất (luôn tuân thủ theo phương rọi đứng)
  • Gắn cố định mốc bằng vữa và các miếng gạch men, gốm vỡ... màu sắc dễ nhìn

Bước 3: Phát triển các mốc phụ

  • Cần căng dây làm mốc phụ (theo cả chiều ngang và chiều đứng) khi chiều dài thước cán nhỏ hơn khoảng cách giữa 2 mốc chính (thông thường là từ 1.5-2.5m

Bước 4: Đắp dải mốc (**)

  • Căn cứ các mốc chính và phụ> đắp vữa thành các dải theo phương đứng, chính là điểm tựa cho thước cán vữa nương theo sau này
  • Bề mặt cần trát có diện tích lớn, dải mốc chỉ làm để đủ trát trong 1 ca, tránh để dải mốc bị khô sẽ khó xử lý trong khi trát
  • Việc làm dải mốc thường bị thợ bỏ qua do tốn thêm công. Tuy nhiên nên yêu cầu thợ làm dải mốc để đảm bảo chất lượng bề mặt trát cao nhất, đồng thời năng suất giai đoạn sau cũng sẽ cao hơn

Lưu ý:

(*) Công tác này nên gắn với tim trục trắc đạc định vị công trình thì sẽ được các căn phòng vuông vắn thông suốt trên toàn bộ tổng mặt bằng.

(**) Hiện thị trường có Nẹp mốc trát tường bằng nhựa giúp bạn dễ dàng thực hiện công tác mốc tường nhanh và chuẩn - đúng kĩ thuật nhờ:

  • Hạn chế sai số tối đa so với phương pháp dùng mốc bằng gạch đá thủ công rời rạc từng viên
  • Nẹp nhựa dễ thao tác và thuận tiện bảo quản, mang vác tại công trường.
  • Tăng tốc độ thi công nhờ: Không cần tạo dải mốc, mốc phụ... và cũng không phải gỡ bỏ khi trát xong (mũi nẹp rất mảnh sau khi trát sơn lên là che khuất toàn bộ đường nẹp mốc)
  • Mốc gạch tưởng rẻ hơn vì có thể tận dụng những vật liệu sẵn có tại công trường, nhưng nếu nhìn vào chi phí nhân công người thợ bỏ ra để chế tạo viên mốc, rồi trát dải mốc, đục bỏ… thì sẽ thấy không hề “rẻ” chút nào.

Nguyên nhân lớp vữa trát bị ộp, bị nứt chân chim:

Vết rạn nứt thường xuất hiện sau khoảng hơn 1 tháng sau khi trát. Hình dạng chân chim (khác với vết nứt kết cấu theo đường chéo có hướng rõ ràng). Rất mất thẩm mỹ. Là nguyên nhân hàng đầu gây thấm, kết cấu tường nhanh mục nát.

Lớp vữa trát như bấc thấm vào kết cấu ngôi nhà.

Biết nguyên nhân là bước đầu tiên để ngăn ngừa sự việc xảy ra:

9 nguyên nhân (ngoài nguyên nhân do nứt kết cấu):

1- Thợ vào vữa khô để trát cho nhanh. Khi kết hợp với vữa ẩm ướt tạo nên lớp vật liệu không đồng nhất, co ngót không đểu gây nứt.

2- Không làm ẩm tường trước khi trát. Không BẢO DƯỠNG phun tưới nước tối thiểu trong khoảng thời gian từ 2-4h đến 3 ngày sau khi trát.

3- Trên bề mặt bê tông vệ sinh (lớp dầu, nhũ tương chống bám dính), tạo nhám (dùng đục, đá mài nhám) không đạt

4- Không đóng đặt lưới chống nứt tại các vị trí mạch tiếp xúc giữa kết cấu bê tông với tường xây (ngoài việc khoan chờ bật liên kết).

5- Lớp trát trong nhà quá dày trên 12mm mà: Không được chia làm nhiều lớp trát mỏng dưới 6- 8mm; Bề mặt giữa 2 lớp không được khía bay (sử dụng luôn cạnh lưới chống nứt tạo khía); Thời gian chờ giữa 2 lớp quá lâu trên 2-4h.

6- Không áp dụng thủ thuật xoa bóng lại mặt tường. Chi tiết xem tại đây

7- Cấp phối cát thì mịn lại quá nhiều xi măng làm tăng tính co ngót khi khô, trong khi lớp vữa trát lại không đều dẫn đến co ngót không đều- hoặc quá ít xi măng

8- Do bị rung động trong khi đang trát tường

9- Sử dụng xi măng mới ra lò còn nóng, xi măng kém chất lượng

Để khắc phục sau cùng, bạn có thể  phun nước bảo dưỡng sau khi trát xong từ 2-4h (bề mặt trát đã cững), phun liên tục từ 2-4 ngày.

Kỹ thuật trát tường 2 lớp:

Bề mặt sẽ rất nhẵn có thể sơn trực tiếp không cần bả mastic.

Kết hợp máy phun vữa. Cách trát này khác với trát xoa thông thường là cán phẳng xoa luôn. Cách làm cụ thể như sau:

  • Lớp 1: (đã chuẩn bị trước mặt bằng, giáo bắc đầy đủ) sử dụng máy phun, phun vữa vào tường, ở dưới chỗ máy phun có 2 người phụ, ở trên có 1 người phun và 1 người đi theo sau dùng thước dẹp tuốt và thước dây gạt vữa lấy phẳng, xong để đó. Trung bình 1 buổi  phun được hơn 200m vuông tường.
  • Lớp 2: Đến ngày hôm sau chỉ cần 1 thợ, vữa lớp 2 trộn tỉ lệ 1:1 (1 bao xi trộn với 1 bao cát mịn đã lọc kỹ) lớp 2 chỉ vào khoảng 1-2 li nên rất mỏng, không tốn vữa. Nếu lớp 1 để khô thì lưu ý trước khi trát lạnh phải bơm thật đẫm nước sẽ rất tốt.

Nghe có vẻ mất công hơn 1 chút vì hôm sau mới được xoa, tuy nhiên cách làm này giúp anh em thợ nhàn hơn rất nhiều. Năng xuất tăng lên gấp 2-3 lần, phụ cũng thể xoa được, 1 buổi có thể xoa tới 60-70m vuông/ 1 người.

Đặc biệt cách trát 2 lớp vữa không bị xệ, co ngót nhiều dẫn đến nứt tường như cách xoa luôn.

Cách làm này kết hợp với máy phun vữa trát tường cực kỳ hiệu quả.

Kỹ thuật xoa bóng mặt tường:

Khiến cho bề mặt tường rất phẳng và đẹp (rất phù hợp cho tường không bả mastic), chống nứt chống thấm.

Khi áp dụng phương pháp này, bề mặt tường trước hết chỉ cần cán thô thẳng tim trục, không cần xoa nhẵn. Sau xoa sẽ rất nhanh

Tưới nước làm ẩm tường.

Định mức~ 1 kg xi măng/ m2. Trộn xi : cát tỷ lệ 1 : 1 thành hỗn hợp bột.

Vẩy bột lên bề mặt và lấy xốp xoa đều tay.

Tiêu hao công thợ: ~ 7 công/ 100m2.

Một số thợ sử dụng máy xoa cũng cho hiệu quả tốt.

Lưu ý:

Chiều dầy lớp trát trần nên trát dầy từ 10-12 mm, nếu trát dầy hơn phải có biện pháp chống lở bằng cách trát trên lưới thép hoặc trát thành nhiều lớp mỏng.

Đối với trát tường, chiều dầy khi trát phẳng thông thường không nên vượt quá 12 mm, khi trát với yêu cầu chất lượng cao không quá 15 mm và khi trát với yêu cầu chất lượng trát đặc biệt cao không quá 20 mm.

Chiều dầy mỗi lớp trát không được vượt quá 8 mm. Khi trát dầy hơn 8 mm, phải trát thành hai hoặc nhiều lớp. Trong trường hợp sử dụng vữa vôi hoặc vữa tam hợp, chiều dầy mỗi lớp trát bắt buộc phải nằm trong khoảng từ 5- 8 mm.

Hiệu quả kinh tế khi sử dụng nẹp góc trát tường:

Ví dụ khi trát 1 cái hộp kỹ thuật không khoán cho thợ dạng buông được vì có 2 cạnh vuông khó khăn. Một số nơi khoán cho thợ theo cạnh là 40k/1md cạnh (2 cạnh là 80k/1md). Nếu sử dụng nẹp 4k/m thì mức khoán giảm xuống chỉ còn 12k/md, hiểu quả được 24k/md mà thợ vẫn đảm bảo công.

Gắn nẹp bằng cách căng dây lèo với sự hỗ trợ của máy laser, đắp vữa cữ (tỷ lệ X/C= 1/1) khoảng @300 rồi ấn nẹp bám sát dây rồi dùng bay miết sửa vữa. Việc kiểm tra sau này cũng sẽ rất nhàn, độ sắc nét rất cao. Năng suất gắn nẹp khoảng 1ph30s cho 1 thanh.

Nẹp thường làm bằng nhựa, dễ cắt cho khớp với chiều dài cạnh cần trát.

Đóng lưới chống nứt:

Chọn loại dày hay mỏng, thưa hay mau, sợi to hay sợi nhỏ hoàn toàn phụ thuộc vào từng hạng mục công trình, phụ thuộc vào độ dày lớp vữa tô dày hay mỏng…
Lưới dày có định lượng lớn sử dụng cho hạng mục có lớp vữa hoàn thiện dày, còn ngược lại lưới thủy tinh có định lượng nhỏ sử dụng cho hạng mục có lớp vữa hoàn thiện mỏng.

Đối với bề mặt tường thì thứ tự ưu tiên các lớp là: Lớp vữa mỏng, lưới thủy tinh, vữa hoàn tất, sơn trang trí.

luoi-thuy-tinh-chong-nut-be-mat-trong-tuong

Các loại lưới thủy tinh chống thấm là dạng lưới không gợi sóng được dùng như vật tư tăng cường sức chịu lực. Ứng dụng phối hợp với chất chống thấm lỏng, dùng chống thấm đặc dụng những vị trí, những cấu trúc kiến thiết xây dựng có độ giao động tiếp tục. Nó được phong cách thiết kế được cho phép chất chống thấm lỏng xuyên qua, do đó tạo thành mạng lưới hệ thống màng hiệu suất cao chịu đựng lực hai chiều giữa lớp trên và lớp đáy tác động ảnh hưởng trên nó .Lưới thủy tinh gia cường Đài Loan:

  • Mắt lưới 2mm. Lưới mềm
  • Định lượng: 90g/m2
  • Đóng gói : cuộn 1m x 30m/ 1m x 50m...

Nhata.net hy vọng các thông tin trong bài viết Trát tường trần đảm bảo kỹ thuật có ích cho bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *