Kỹ thuật ép cọc nhà phố

Để chất lượng ép cọc nhà phố được đảm bảo, trước hết bạn phải biết khả năng chịu tải của móng cọc phụ thuộc 50% vào chất lượng cọc và 50% vào kỹ thuật ép cọc. Nhata.net sẽ giúp bạn nắm được tất cả những vấn đề này.

Ép cọc nhà phố
Ép cọc nhà phố

Chọn chủng loại cọc

Cọc bê tông đúc sẵn tại thị trường hiện nay có các quy cách và thông số cơ bản như sau:

Cọc 200 x200 Cọc 250 x250 Cọc 250 x250
Thép chủ 4D14

Mác bê tông #250

Sức chịu tải vật liệu:  50 tấn

Sức chịu tải tính toán: 20 tấn

Chiều dài cọc sản xuất: 3,4,5,6m

 

Thép chủ 4D14/16

Mác bê tông #250

Sức chịu tải vật liệu:  70 tấn

Sức chịu tải tính toán: 30 tấn

Chiều dài cọc sản xuất: 3,4,5,6,7m

Thép chủ 4D14/16

Mác bê tông #300

Sức chịu tải vật liệu:  80 tấn

Sức chịu tải tính toán: 35 tấn

Chiều dài cọc sản xuất: 3,4,5,6,7m

Thông thường thiết kế sẽ lấy <1/2 sức chịu tải lớn nhất của cọc (sức chịu tải vật liệu) làm sức chịu tải tính toán P của cọc. Sau đó căn cứ P, thiết kế lại chỉ định lực ép khi thi công phải đạt được nhỏ nhất Pmin và lớn nhất Pmax để đạt được kỳ vọng. Thông thường Pmin lấy= 1,5*P và Pmax=2,0*P.

Việc sử dụng chủng loại cọc là do thiết kế chỉ định. Tuy nhiên đối với nhà phố ép neo, nên chọn cọc 200x200 hoặc 250x250. Thiết kế phải tính toán sao cho lượng thể tích choán đất của bê tông là ít nhất để tránh sự cố cho các nhà xung quanh.

Chọn nhà sản xuất

Bạn phải chọn được cơ sở sản xuất cọc chuyên nghiệp và giữ uy tín. Luôn có những nhà sản xuất như vậy để phục vụ lượng khách hàng hiểu biết và rất quan tâm tới chất lượng.

Ngoài ra, công tác thị phạm việc thi công đúc cọc của cơ sở sản xuất cũng cực kỳ quan trọng.

Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cọc:

  • Chất lượng vật liệu cát, đá, xi măng, cốt thép.
  • Sự chính xác, chất lượng trong gia công, lắp đặt cốt thép- cốp pha.
  • Chất lượng bản mã, mỗi hàn.
  • Công tác dưỡng hộ sau khi đúc.
Ép cọc nhà phố
Cọc tốt bề mặt bê tông đặc chắc, hình học chuẩn xác

Chuẩn bị nguồn điện và Hợp đồng máy ép

Với cọc 200x200 và 250x250 có thể sử dụng máy ép neo, với giá thành rẻ nhất, với lực ép max (lớn nhất) đạt từ 40-50 tấn. Với lực ép lớn hơn phải dùng máy tải với yêu cầu mặt bằng rộng.

Lưỡi khoan neo thường có chiều dài 1.5m và đường kính 30- 35cm. Độ dày cánh neo có thể đến 15mm. Các mũi neo được nối với nhau bằng chốt nối, nông sâu tùy theo địa chất và lực ép.

Máy có cả loại dùng điện 1 pha và 3 pha. Nếu có điều kiện nên dùng điện 3 pha lực ép ổn định hơn.

Ép cọc nhà phố
Một phiếu kết quả kiểm định máy

Máy phải có:

  1. Phiếu kết quả kiểm định máy do cơ quan có chức năng kiểm tra các nhận các đặc tính kỹ thuật.
  2. Đầy đủ các thông số: Lưu lượng bơm dầu; áp lực bơm dầu lớn nhất; diện tích pittong làm việc; hành trình hữu ích của pittong; phiếu kiểm định đồng hồ đo áp lực dầu và van chịu áp do cơ quan có thẩm quyền cấp;
  3. Trên cơ sở các thông số, máy ép phải thỏa mãn các yêu cầu thực tế sau: Lực max của máy ép không được nhỏ hơn 1.4 lần lực ép lớn nhất Pmax do thiết kế quy đinh (chỉ huy động 70-80% khả năng tối đa của thiết bị); Chuyển động của pittông kích phải đều và khống chế được tốc độ ép; Đồng hồ đo áp lực phải phù hợp với khoảng lực cần đo (không vượt quá 2 lần, thông thường ở mức 120-150kg/cm2). Có van giữ được áp lực khi tắt máy.

Công tác trắc đạc

Xác định cos +0.00.

Thành lập lưới định vị với ít nhất là 2 cọc mốc chính, cách xa mép công trình tối thiểu 3m.

Thành lập lưới quan trắc, đặt mốc quan trắc theo dõi biến dạng trong suốt quá trình thi công.

Kỹ thuật ép cọc

Để ngăn ngừa việc chưa đạt Pmax đã bị nhổ lưỡi khoan neo. Sau đó việc dừng lại khắc phục khiến cọc bị hồi đất không ép tiếp được nữa. Các lưỡi khoan neo phải được bố trí hợp lý (cân đối, hỗ trợ được cho nhau). Theo kinh nghiệm thực tế, một lưỡi khoan neo D300 sâu vào đất 6m đến khoảng 25 tấn là sẽ bị vô hiệu.

Ép cọc nhà phố
Bố trí các lưỡi khoan neo họp lý để tránh sự cố khi ép

Tốc độ ép những giây đầu tiên nên tăng chậm và đều. Tốc độ khởi động cho mỗi lần ép mới/sau khi nối đoạn cọc không nên vượt quá 1cm/s. Sau đó tăng dần nhưng không nên nhanh hơn 2cm/s.

Hàn nối cọc thực hiện bằng hàn trước và sau. Nối cọc với áp lực tiếp xúc khoảng 3-4kg/cm2 (1,2- 1,6 tấn với cọc 200x200). Độ nghiêng của cọc BT cốt thép < 1%; Bề mặt tiếp xúc phải khít hoặc phải có biện pháp làm khít, sai lệch không quá 1%, không có bavia; Đường hàn phải có đều trên cả 4 mặt cọc.

Dừng ép cọc nếu thỏa mãn điều kiện sau:

  • Lực ép lớn hơn lực Pmin trong bản vẽ thiết kế.
  • Trong trường hợp chưa đủ chiều dài thiết kế, có thể dừng ép khi lực ép lơn hơn Pmax.
  • Nếu chiều dài cọc lớn hơn chiều dài thiết kế, cọc ép chưa đạt P min thì vẫn phải tiếp tục ép đến khi lực ép cọc lớn hơn P min.
  • Lực ép cọc vào giai đoạn cuối đạt quy định của thiết kế trên suốt hành trình lớn hơn 3 lần đường kính hoặc cạnh cọc. Đồng thời tốc độ xuyên trong đó không quá 1cm/s.
Để biết được lực ép đầu cọc bạn có thể dùng công thức:
Lực ép (Kg)= Tổng diện tích làm việc của 2 pittong(cm2)* Chỉ số trên đồng hồ áp suất (Kg/cm2)
Đọc chỉ số đồng hồ tại thời điểm cọc bỗng xuống chậm/ không xuống được nữa dù máy ép vẫn đang ép, tiếng máy rền hơn, các cánh neo có thể hơi nhích lên.

Hoặc bạn cần một Bảng quy đổi áp suất và lực ép trên kết quả kiểm định máy.

Nhật ký kỹ thuật ép cọc

Với mỗi tim cọc: Khi cọc đã cắm sâu từ 30-50 cm thì ghi chỉ số lực ép đầu tiên. Sau đó ghi cho từng m cọc tiếp theo. Đến giai đoạn sau cùng, khoảng lực ép có giá trị bằng 80% giá trị lực ép Pmin theo chỉ định của thiết kế, bắt đầu từ đây ghi lực ép trong từng đoạn 20cm cho tới khi ép xong.

Một số sự cố và cách khắc phục

Ép đến độ sâu thiết kế mà lực chưa đạt Pmin:

Nguyên nhân: Do khi đó đầu cọc gặp nền đất yếu hoặc do chưa gặp thấu kính.

Cách khắc phục: Tạm dừng công đoạn ép cọc rồi báo với bên kỹ thuật kiểm tra, tìm nguyên nhân rồi đưa ra biện pháp xử lý. Biện pháp thường được áp dụng trong trường hợp này là nối thêm cọc và ép đến khi đạt đến lực ép Pmin thiết kế.

Chưa đạt đến độ sâu thiết kế nhưng lực ép đã đạt Pmax:

Có thể gặp phải hiện tượng chối giả do gặp phải lớp cát chặt mỏng. Cách khắc phục: Trước khi dừng ép cần dùng van để duy trì lực lớn nhất này trong vòng 5 phút. Trường hợp máy ép không có van giữ thì phải ép nháy từ ba đến năm lần với lực ép max. Có thể tạm dừng ép 2 ngày để đất xung quanh nở lại rồi ép tiếp.

Khoan dẫn:

Khoảng cách tim cọc đến mép tường nhà giáp ranh gần nhất mà máy ép neo có thể thực hiện là 40cm. Việc ấn 15-20m3 khối bê tông xuống lòng đất gây lực chèn ép rất lớn. Dễ xảy ra các sự cố liên quan như đẩy nổi nền, nứt tường, nứt bể ngôi nhà...

Để ngăn ngừa sự việc, khi ép cọc nhà phố người ta áp dụng kỹ thuật khoan dẫn. Lưu ý có 2 trường hợp khoan dẫn với các mục đích khác nhau:

  1. Khoan dẫn hướng để cọc có thể vượt qua các lớp đất đá rắn chắc gần mặt đất. Kỹ thuật này không đòi hỏi phải lấy đất lên khỏi hố.
  2. Khoan dẫn phòng ngừa sự cố nhà phố thuộc loại khoan lấy bớt một lượng đất tại vị trí hạ cọc bê tông, làm giảm áp lực giãn đất.

Với chi phí không lớn (~80k/m), hãy khoan cho khoảng 1/3 chiều dài tim cọc và không nhỏ hơn 3m.

Nhata.net hy vọng các thông tin trong bài viết Kỹ thuật ép cọc nhà phố có ích cho bạn!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *