Cho DÙ nhà bạn thiết kế rất nhiều thép, nhưng nếu gia công lắp đặt sai quy cách thì chính là bạn đã làm VÔ HIỆU hóa nó, lãng phí thép và mua sự NGUY HIỂM cho công trình.
Nhata.net xin lược qua một số VẤN ĐỀ CHÍNH, hay mắc lỗi trong công tác gia công lắp đặt cốt thép, bạn phải lưu ý khi xây nhà.
Lớp bê tông bảo vệ
BÊ TÔNG BẢO VỆ là lớp bê tông mỏng bao ngoài THÉP CHỦ (thép chịu lực chính) giúp bảo vệ cốt thép trước sự phá hoại của nước và môi trường ngoài. Nó được phân định với khối BÊ TÔNG CHỊU LỰC bó cứng đặc chắc bên trong (tô màu vàng).
Lớp bảo vệ dày mỏng khác nhau phụ thuộc vào từng loại cấu kiện và điều kiện tiếp xúc với môi trường. Lớp bảo vệ quá dày gây lãng phí vì bản thân nó rất ít tham gia chịu lực (coi như không có), nhưng quá mỏng thì lại không bảo vệ được cốt thép.
Dưới đây là quy định về chiều dày lớp bê tông bảo vệ cho một số cấu kiện.

Gia công lắp đặt Thép đai
Cốt đai là loại thép nhỏ được uốn tạo hình để nâng đỡ định vị các cốt thép chủ chịu lực chạy dọc cấu kiện . Về chuyên sâu hơn cốt đai còn tham gia chịu lực cắt ngang cấu kiện, chống chịu lực nở ngang khi cấu kiện làm việc (phình ra khi chịu lực nén lớn).

Vấn đề nằm ở chỗ cốt đai như vậy nằm ngoài thép chủ và nằm TRONG PHẠM VI lớp bê tông bảo vệ đã nói ở trên. Khi đó nếu mỏ cốt đai không đủ dài và không được neo vào khối bê tông chịu lực đặc chắc bên trong, cốt đai sẽ bị vô hiệu/giảm tác dụng. Nó sẽ như một sợi dây lạt không được buộc chắc, dễ dàng mở ra gây phá hoại kết cấu chịu lực bên trong.

Bạn hãy đảm bảo rằng cốt đai của nhà mình tương xứng với hình ảnh thực tế theo tiêu chuẩn quốc tế.

Bố trí đai cột trong mối nối cột- dầm

Thực hiện theo các bước:
- Đặt kê riêng thép chịu lực lớp dưới, xếp chồng số đai dự kiến có trong mối nối.
- Luồn thép trên chịu lực vào đai dầm và nằm trên đai dự kiến, hạ toàn bộ xuống ván khuôn.
- Buộc các đai cột theo khoảng cách đã định.
Cấu tạo thép chủ tại các mối nối dầm với dầm
Mối nối giữa dầm móng:
Mối nối góc dầm móng/ dầm sàn:
Nối cốt thép cột an toàn
Không được nối trong phạm vi 1/4 tính từ đỉnh và đáy cột (vùng A), vì khu vực này có lực Momen cực đại. Khoảng 1/2 còn lại (vùng B) là vùng được khuyến khích.
Trong mọi trường hợp, không quá 50% số thanh được nối ở cùng một cao trình, nó sẽ có khả năng gây ra sự cố. Tại vùng nối, cốt đai được thu hẹp khoảng cách, khoảng 70% so với ngoài phạm vi.
Cốt thép được láy để sau khi nối thanh thép trở lại đồng trục. Chiều dài phần trượt chéo lớn nhất tham khảo 6D (độ nghiêng lớn nhất 1/6). Tổng chiều dài nối lấy 50D của thanh bên trên (có thể có đường kính nhỏ hơn).
Và sau cùng, phần nhô ra của mối nối phải được quay vào trong lòng cột, để không xâm phạm lớp bê tông bảo vệ.
Nút giao dầm- cột biên trục giữa
Giới thiệu chiều dài thép neo theo tiêu chuẩn IS 456-200 (INDIA):
Grade of concrete- Mác bê tông; Tesion- trong vùng chịu kéo; Compression- trong vùng chịu nén.
Nút giao dầm- cột giữa

Lắp đặt thép sàn
Cốt thép sàn thường có 2 miền trên- dưới, khi thiết kế được kỹ sư chỉ định phân tách rõ ràng
Các lớp thép càng gần bề mặt bê tông cùng phía thì càng phát huy tác dụng chịu lực. Nếu bị xô lệch về giữa lớp bê tông, hoặc tệ hơn nữa là bị đẩy hẳn về phía bên kia thì hoàn toàn vô tác dụng, kết cấu bị giẳm yếu trầm trọng, có thể đến mức bị sập ngay sau khi dỡ cốp pha cây chống
Nhưng khi thi công sẽ có các vấn đề xảy ra làm chúng không được định vị đúng như thiết kếVí dụ với sàn có chiều dày sàn 12cm. Thép lớp trên được chỉ định cách mặt bê tông phía trên a=15 mm (*), nghĩa là khi nghiệm thu, đo khoảng cách từ cốp pha đến mặt trên thanh thép trên cùng phải đạt 120-15= 105 mm.
Nhưng thực tế thợ làm chỉ được 70-80mm, thép lớp trên gần như NHẬP CÙNG thép lớp dưới
Quá trình hạ thấp còn tiếp tục xảy ra trong quá trình đổ bê tông do bị xô lệch, chà đạp
Bạn hãy KIÊN QUYẾT yêu cầu thợ phải đặt thép đúng vị trí, bằng việc đảm bảo vừa đủ- không dư thừa lớp bảo vệ, bằng cách sử dụng các loại con kê đảm bảo vững chắc và cố định.
Cách bố trí thép tại vị trí có tường xây trực tiếp trên sàn bê tông:
Chiều dài neo- nối cốt thép theo TCXDCN 5574-2018
Chiều dài neo và nối chồng cốt thép phụ thuộc vào sức bám dính giữa bê tông và cốt thép, và ứng suất trong thanh cốt thép. Yếu tố tạo nên sức bám dính giữa bê tông và cốt thép bao gồm bề mặt của cốt thép (có gờ hay không có gờ), và tính co ngót của bê tông. Như vậy, dạng bề mặt cốt thép, nhóm cốt thép và cấp độ bền bê tông là 3 yếu tố chính quyết định chiều dài neo tối thiểu của cốt thép trong cấu kiện bê tông cốt thép.
Tiêu chuẩn có công thức cụ thể, có file thư viện lập sẵn để các kỹ sư chủ động tính toán. Còn dưới đây là bảng tính neo nối theo tiêu chuẩn TCVN 5574:2018 đã được lập sẵn để tham khảo:
Bảng thống kê chiều dài neo [lần đường kính]
B20 (M250) | B25 (~M330) | B30 (M400) | B35 | B40 | B45 | B50 | B55 | |
CB240-T | 39 | 33 | 30 | 27 | 25 | 23 | 22 | 21 |
CB300-T | 48 | 41 | 38 | 33 | 31 | 29 | 27 | 26 |
CB300-V | 29 | 25 | 23 | 20 | 19 | 17 | 16 | 15 |
CB400-V | 39 | 33 | 30 | 27 | 25 | 23 | 22 | 21 |
CB500-V | 48 | 41 | 38 | 34 | 31 | 29 | 27 | 26 |
Trong đó CB là cấp độ bền của thép theo tiêu chuẩn Việt Nam. CB300 tương đương có thể chịu được lực kéo tối đa là 300N khi diện tích mặt cắt ngang là 1mm2 (tương đương với SD295, loại dùng phổ thông cho nhà dưới 7 tầng). T là thép trơn, V là thép vằn.
Bảng thống kê chiều dài nối [lần đường kính]
B20 | B25 | B30 | B35 | B40 | B45 | B50 | B55 | |
CB240-T | 57 | 49 | 45 | 40 | 37 | 34 | 32 | 30 |
CB300-T | 71 | 61 | 55 | 49 | 45 | 42 | 40 | 37 |
CB300-V | 35 | 30 | 27 | 24 | 22 | 21 | 20 | 20 |
CB400-V | 47 | 40 | 37 | 32 | 30 | 28 | 26 | 25 |
CB500-V | 58 | 50 | 45 | 40 | 37 | 35 | 33 | 31 |
Gia công lắp đặt cốt thép hố Pit thang máy
Các cách neo nối thép tham khảo bản vẽ sau:

Đang cập nhật…
Nhata.net hy vọng các thông tin trong bài viết Công tác Gia công Lắp đặt Cốt thép có ích cho bạn!