Công tác chuẩn bị chống thấm dành cho chủ đầu tư

Chất lượng chống thấm chắc chắn phụ thuộc một phần vào vai trò của chủ đầu tư, trong việc chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho thợ trước khi họ bắt tay vào chống thấm.

Về cơ bản, chống thấm là một LỚP MÀNG bám trên bề mặt vật được chống thấm. Sau khi hình thành, mọi sự va đập/ kéo miết cơ học đều có khả năng gây ra RÁCH HỎNG lớp màng, dẫn tới nguy cơ bị thấm sau này.

Vì vậy, để bảo vệ nó, phải thực hiện các YÊU CẦU CHUNG sau:

  1. Nghiệm thu DỨT ĐIỂM phần nề, đảm bảo tuyệt đối không quay lại đục tẩy, đục phá, cắt râu thép, xây chèn, xây  thêm, cốp pha- cốt thép- bê tông, đi lại đường ống...
  2. Tất cả các phế thải, vữa thừa do các đội xây dựng trước đó được dọn sạch ở mức không bám mảng dày trên 3mm.
  3. Bề mặt tường xây/ vữa trát sẽ được chống thấm phải đặc chắc, mác M75# trở lên. Bề mặt bê tông phải tương đối phẳng.
  4. Chuẩn bị sẵn sàng vật tư hoàn thiện các lớp bên trên. Nghiệm thu lớp chống thấm thì thi công luôn CÀNG NHANH CÀNG TỐT.
Checklist hồ sơ
Checklist các công việc đã hoàn thành trước khi chuyển bước

Với các cấu kiện cụ thể, có thêm các lưu ý sau:

TT Tên cấu kiện Công tác nghiệm thu trước khi bàn giao chuyển bước sang thi công chống thấm)
1 Mái bê tông. Tường vượt mái và các hộp kỹ thuật đã xây, trát có để lại 20cm dưới chân. Mạch vữa xây kín- phẳng- chắc. Đổ xong bê tông chân trụ bể nước/ chống sét nếu có. Nghiệm thu đầy đủ số lượng, vị trí các đường cấp thoát nước và cấp điện chìm sàn. Khuyến khích lắp xong lan can tay vịn nếu có,
2 Mái vát bê tông sau lợp ngói. Bê tông mái vát rất XỐP do  không thể đầm kỹ, cần phải chống thấm để bảo vệ cốt thép bên trong khỏi han gỉ và đề phòng sự cố ngói lợp có thể để nước lọt xuống.
3 Sê nô (máng thoát nước) , ô văng (tấm che cho cửa sổ). Để nguyên bản kết cấu, chưa trát láng tạo dốc.
4 Ban công, lô gia (ban công được che 3 mặt), sân giặt phơi. Để nguyên bản kết cấu, chưa trát láng tạo dốc. Tường bo/ riềm bo được trát CẦM CẠNH phía trên và phía ngoài đúng chuẩn, để lại phần chân giáp sàn bê tông, lắp đặt đầy đủ ống thoát. KHUYẾN KHÍCH đã lắp và nghiệm thu lan can tay vịn (tránh khoan đục làm nứt vỡ kết cấu thời điểm nhà đã chuẩn bị đưa vào sử dụng.)
5 Tường gạch bao che ngoài nhà,, các bức đứng độc lập ngoài trời như trụ ban công/ trụ cổng/ tường rào. Nếu có điều kiện nên làm, để mười năm màu sơn vẫn sáng bóng, thay vì chỉ 2-3 mùa mưa là nứt nẻ rêu mốc, thấm tận vào trong các phòng. Công tác trát phải được nghiệm thu về độ đặc chăc và chuẩn hình học.
6  Khu vệ sinh, khu tắm. Đã nghiệm thu áp suất, số lượng, vị trí các đường cấp thoát nước, đã xây hộp kỹ thuật, đã trát lót (có để lại 20cm chân tường) chuẩn hình học  Khuyến khích ỐP XONG TƯỜNG có để lại 01 hàng sát nền và tại cửa ra đã lát viên phân cách (đặc biệt lưu ý nếu là sàn gỗ phía ngoài).
7 Bể nước ăn, bể tự hoại. Đã nghiệm thu đường cấp- thoát. Đã trát vữa xi măng M100 và bảo dưỡng chuẩn. Sẽ rất nguy hiểm cho bể nước ăn nếu nước bẩn bên ngoài xâm nhập. Nguy hiểm hơn nếu bể phốt bị rò rỉ dẫn tới BỂ KHÔ không phân hủy được phế thải gây xú uế trong nhà.
8 Bể bơi, hồ cá. Đã nghiệm thu đường cấp- thoát.
9 Tầng hầm, hố PIT thang máy. Bàn giao thoáng sạch, đảm bảo tuyệt đối không có NGUỒN NƯỚC sinh hoạt của các nhóm thợ xâm nhập trong suốt quá trình thi công. Tổ chức lối đi riêng. (Hiện với nhà phố không nhất thiết phải chống thấm thuận trước khi đổ bê tông, chỉ cần thi công kết cấu đặc chắc rồi bàn giao cho bên chống thấm là được).
10 Bồn cây gắn liền với kết cấu nhà. Bàn giao bề mặt bê tông hoặc bề mặt trát đặc chắc. Đã nghiệm thu hệ thống thoát nước và cấp nước nếu có.
11 Chống thấm chân tường tầng 1. Là một trong những việc chống thấm được triển khai SỚM NHẤT trong nhà, thi công trên bề mặt giằng chống thấm, trước khi xây tường tầng 1.
12 Khe hở giữa các nhà liền kề. Với các cách như: Tè tôn,  tè tấm inox, chèn bằng vật liệu co giãn.
13 Chống thấm ngược. Áp dụng với những cấu kiện tiếp giáp với khu vực ẩm ướt nhưng không có điều kiện thi công ngăn từ phía nguồn nước xâm nhập.

Thêm một lưu ý: Vị trí tiếp giáp giữa hai loại vật liệu như bê tông và gạch xây rất dễ nứt gây ra thấm.  Vì vậy tại một số vị trí như tường bo mái, bo ban công, đáy bể... phải có một số giải pháp bổ xung như đố chân khay bê tông/ dán gạch khi bê tông còn ướt...

Nhata.net hy vọng các thông tin trong bài viết Công tác chuẩn bị chống thấm dành cho chủ đầu tư có ích cho bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *