Cân nhắc phương án nhà lệch tầng

Trước khi quyết định phương án xây nhà, theo lẽ thường thì tầng nào ra tầng đó. Tuy nhiên Nhata.net cũng khuyên bạn cân nhắc kiểu NHÀ LỆCH TẦNG, bởi các ưu nhược điểm và sự phù hợp trong các trường hợp liên quan.

Nhà tầng cùng mặt bằng là phổ biến nhất. Tuy nhiên nó có nhược điểm là tầng nào biết tầng đó, rất xa cách. Muốn nhìn thấy hoặc thậm chí muốn gọi người tầng khác không được.

Nhà lệch tầng thì:

  • Rất thông thoáng, kết nối và tầm nhìn rộng mở . Cầu thang của kiểu nhà này thường đặt ở khoảng giữa nên có thể tạo giếng trời, vườn cảnh để giúp thông thoáng và cho phép ánh sáng vào nhà. Các tấm sàn không kéo dài suốt mà thay đổi và tạo những ống hút gió xiên giữa tầng này với tầng kia (tất nhiên phải có lối cho gió vào). Từ phòng khách, không gian mở ra sân trước xuống sâu đến gần sàn nhà và mở ra phòng ăn trong giếng trời ở một cao độ khác.
  • Dễ dàng đón được nắng và gió từ bên ngoài vào, từ trên xuống, từ mặt trước và mặt sau vào sâu trong giếng trời.
  • Cầu thang chỉ khoảng chục bậc lại có thể đi vào được một tầng, cho phép di chuyển thuận tiện và có nhiều chiếu nghỉ
  • Sử dụng luôn đem lại cảm giác mới mẻ là lạ, như có nhiều không gian và nhiều điều hấp dẫn
  • Các không gian sống trở nên gần gũi với nhau hơn đồng thời không bị tách biệt với cảnh quan bên ngoài
  • Sử dụng không gian hữu dụng hơn, chẳng hạn garage để xe, phòng ngủ cho người giúp việc hoặc kho để đồ... đặt dưới tầng trệt không cần cao, bên trên là phòng khách hoặc bếp. Trong nhà lệch tầng, các khu vực chức năng phân chia tách bạch, dễ dàng bố trí, tiện dụng và đẹp hơn.

Nhược điểm:

  • Được rất nhiều nhưng hạn chế trong đi lại. Các phòng muốn đi sang nhau phải qua mươi bậc thang nên gây một số bất tiện khi gia đình có trẻ nhỏ hoặc người già.
  • Để tiện nghi thì việc làm vệ sinh riêng theo từng tầng là khá tốn kém.

Áp dụng: Trong trường hợp nhà hẹp và dài, kết cấu lệch tầng sẽ hợp lý, có thể kết hợp với không gian cầu thang để thông thoáng chiếu sáng cho phần giữa nhà. Còn với dạng mặt bằng ngắn hoặc gần vuông, làm cùng tầng hoặc áp dụng kiểu cầu thang thay đổi vị trí sẽ có lợi về diện tích.

Nhà lệch tầng thường có hai dạng chính.

  1. Thứ nhất, nâng phần sau bếp và nhà ăn lên vài bậc để phân chia không gian với phần trước nhà. Từ độ cao của phần sau nhà, thiết kế cầu thang đi lên tầng và cứ đan qua đan lại để lên các tầng trên. Với cách này, mặt bằng nền của các tầng sẽ lệch nhau.
  2. Cách thứ hai, thay vì nâng nền phần sau lên vài bậc, tạo ra một sàn lửng, có cầu thang đi lên, xem như tầng lửng. Như vậy, phần sau nhà có độ cao chỉ vào khoảng 2,5 m, dùng để xe, kho hay nhà vệ sinh. Trên tầng lửng, có thể bố trí bếp và nhà ăn. Dạng thiết kế này hạn chế là không nối rộng được không gian khi cần thiết.

Thị phạm ngôi nhà là tổ ấm của gia đình gồm 3 thế hệ sinh sống với 5 thành viên. Mong muốn của gia chủ là tạo ra được 1 không gian ấm áp, kết nối các thành viên với nhau, là 1 tổ ấm hạnh phúc.

Kích thước lô đất 4 x18m. Mặt bằng tương đối nhỏ, lại phải lùi trước và sau nên thực tế phần xây dựng có chiều dài chưa đến 14m.

Do gia chủ vẫn cần 1 gara để xe nên các KTS đã lựa chọn giải pháp lệch tầng để tận dụng diện tích.

Nhata.net hy vọng thông tin trong bài viết Cân nhắc phương án nhà lệch tầng có ích cho bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *